vĐồng tin tức tài chính 365

Cách dạy con đặc biệt của Chủ tịch tập đoàn nghìn tỷ Tân Hiệp Phát: Nuôi con đừng như gà nuôi con!

2020-10-01 08:09

Nuôi con đừng như gà nuôi con

Mặc dù có trong tay bằng kỹ sư cơ khí nhưng năm 1994 ông Trần Quí Thanh lại lựa chọn rẽ hướng vào kinh doanh với công việc của Tổng công ty thực phẩm Trung ương. Vốn là người ham học hỏi, đam mê kinh doanh ông nhanh chóng được bổ nhiệm làm giám đốc Xưởng Cồn Gas & nước giải khát Bến Thành thuộc Tổng công ty thực phẩm miền Nam. Đây chính là tiền thân của Công ty Tân Hiệp Phát sau này.

Theo số liệu của báo Trí thức trẻ, sau một thời gian cạnh tranh quyết liệt, thị trường nước giải khát đóng chai Việt Nam đã định hình rõ nét nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường gồm 3 doanh nghiệp FDI là Suntory Pepsi, Coca-Cola, URC cùng 2 doanh nghiệp nội là Tân Hiệp Phát và Masan.

Trong khi Suntory Pepsi vượt trội với doanh thu bằng cả Tân Hiệp Phát và Coca-Coca cộng lại thì điều bất ngờ là lợi nhuận của Tân Hiệp Phát lại gần bằng Suntory Pepsi và Coca-Cola cộng lại. Theo đó tổng lợi nhuận trước thuế của nhóm Tân Hiệp Phát đạt 3.300 tỷ đồng trong khi tổng lợi nhuận của 2 ông lớn FDI là 3.700 tỷ đồng. Xét về lợi nhuận sau thuế, khoảng cách còn chưa đến 200 tỷ đồng.

Trong vài năm gần đây, hai người con gái được xem là 2 trợ thủ đắc lực của chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát đặc biệt là cô Trần Uyên Phương. Trong năm 2020, Uyên Phương đã chi khoảng 350 tỷ đồng để mua 22% cổ phần của Yeah1 Group. Thương vụ này được kỳ vọng sẽ tận dụng hệ thống quảng cáo của Yeah1 để thúc đẩy doanh số cho Tân Hiệp Phát. Uyên Phương cũng là người thường xuyên xuất hiện trên truyền thông cũng như là tác giả cuốn sách viết về gia đình mình: Chuyện nhà Dr. Thanh.

"Mình nuôi con đừng như gà nuôi con. Suốt đời cung cúc kiếm ăn cho con, động chuyện gì thì xòe cánh ra che chở cho con. Đừng nghĩ đó là yêu con, chính là đang hại con đó", ông Thanh từng chia sẻ quan điểm dạy con để có được thành quả như ngày nay.

Không nuông chiều hay thể hiện tình cảm, cách ông Quí Thanh thương con là cho roi cho vọt, càng đau xót càng cho nhiều thử thách để các con tiến bộ không ngừng.

"Đứa nào cũng phải tự bơi ngoài sông, đứa nhát cho uống 1-2 ngụm nước, còn gan thì đạp ra giữa sông cho uống nước nhiều hơn tí, gần hết sức rồi thì mình nắm tóc nó kéo lên", nhà sáng lập tập đoàn Tân Hiệp Phát từng nhắc đến trong một bài phỏng vấn cách đây không lâu.

Tất nhiên về phía những người con, họ lớn lên cùng nỗi sợ ba. Trong cuốn chuyện nhà Dr. Thanh, Trần Uyên Phương nhớ lại: "Suốt tuổi thơ, trong đầu tôi là nỗi sợ ba, sợ phát run phát rét, sợ như sợ… cọp. Nhớ trận đòn duy nhất của ba đã khiến tôi vô viện".

(mai) Cách dạy con đặc biệt của chủ tịch tập đoàn nghìn tỷ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh: Nuôi con đừng như gà nuôi con! - Ảnh 1.

"Có một vài người bạn nói với tôi rằng họ rất nể ba tôi, nhưng làm con gái của ông thì họ không bao giờ muốn. Ví dụ như ba từng nói đến mức là: ‘Tôi đẻ ra không có nghĩa là tôi phải nuôi đâu’. Nhưng với bản thân mình, tôi thấy đó là điều may mắn và hạnh phúc, vì tôi học được nhiều hơn những người khác, thậm chí là quá nhiều. Tôi nghĩ, cái gì cũng có giá của nó. Và tôi cảm ơn vì được làm con của ba Thanh và má Nụ", khi đã trưởng thành và từng trải, cô mới hiểu và biết ơn những điều mà ba đã rèn giũa mình.

Nói về sự nghiêm khắc của mình, ông Thanh chia sẻ: "Cái nhìn của con cái là thấy khắc nghiệt, còn cái nhìn của tôi khác. Tôi vẫn quan niệm là con người ta không có năng lực gì cả. Năng lực là do đào tạo huấn luyện mà thôi, nên những người có năng lực rất cao chắc chắn phải rèn luyệt rất dữ.

Không rèn luyện làm sao một đứa thanh niên nhà giàu có thể đi bộ mấy chục km được, phải tập luyện thôi. Đưa vào môi trường rèn luyện hết mức, con người ta mới phát huy được hết năng lực".

Tương đồng quan điểm người Do Thái

Quan điểm dạy con của chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát khá tương đồng với một người mẹ Do Thái đã nuôi dạy 2 con trai trở thành triệu phú và 1 cô con gái tốt nghiệp trường ĐH danh tiếng. Bà là Sara Imas, tác giả của bộ sách bán chạy khắp thế giới có tên Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương.

Sara Imas nhận thấy, 3 người con có được sự thành công như vậy là nhờ 3 bài học quý giá về giáo dục mà bà học được ở Isarel.

Chìa khóa số 1: Rèn luyện khả năng sinh tồn

Trong gia đình người Israel thường áp dụng cơ chế "trả phí" cuộc sống theo cách khá thú vị. Bố mẹ sẽ lập nên một danh sách các việc nhà đi kèm với "bảng giá" nhất định cho từng công việc. Đứa trẻ tự chọn nhiệm vụ cho bản thân, sau khi hoàn thành xong sẽ được hưởng thù lao.

Mấu chốt của cách làm này là thông qua "làm việc nhận thù lao" để rèn luyện cho trẻ khả năng quản lý tài sản, tự đảm đương công việc, hợp tác và sinh tồn.

Những ngày tháng ở Isarel, bà Sara Imes đã tự làm nem cuốn mang đi bán để trang trải cuộc sống. 3 người con phải cùng nhau giúp đỡ mẹ bán hàng, và mỗi người sẽ nhận được thù lao tương ứng với số nem mà mình bán ra.

Những đứa trẻ ấy ban đầu đều xấu hổ, ngại không dám lên tiếng mời hàng nhưng đến cuối cùng cũng quen dần, có thể tự ra ngoài chào mời khách lạ mua hàng, tham gia buổi tụ tập của bạn bè và liên hệ với nhiều nguồn khách hàng hơn.

(mai) Cách dạy con đặc biệt của chủ tịch tập đoàn nghìn tỷ Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh: Nuôi con đừng như gà nuôi con! - Ảnh 2.

Sara Imas, tác giả của bộ sách bán chạy khắp thế giới có tên Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương.

Chìa khóa số 2: Rèn luyện ý chí của trẻ

Sara Imas nhận thấy, nếu như cha mẹ biết cách trì hoãn đáp ứng nhu cầu của con thì có thể rèn luyện cho trẻ khả năng chịu khổ, tự kiềm chế và tự tạo ra, giúp con ngày càng trưởng thành và kiên cường hơn.

Tác giả Sara đưa ra ví dụ về một thử nghiệm tâm lý: Phát cho 1 nhóm học sinh tiểu học mỗi bé một cái kẹo và nói rằng, chúng được phép ăn bất cứ lúc nào nhưng nếu như ai có thể để dành được đến sau khi tan học mới ăn thì sẽ được thưởng thêm một cái nữa.

Tất nhiên đến cuối sẽ có những bé không nhịn được ăn hết kẹo luôn và một số bé kiềm chế được sự mê hoặc của kẹo.

Thử nghiệm này được theo dõi đến tận khi những đứa trẻ đó lên đại học, kết quả cho thấy, những bé mà năm xưa có thể nhẫn nhịn được, khi lớn lên thành tích học tập rất xuất sắc, cơ hội việc làm cũng nhiều hơn.

Chìa khóa số 3: Rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề

Trẻ em Do Thái khi đủ 18 tuổi thường có thể sống tự lập được, điều này có được là nhờ bố mẹ chúng áp dụng cách "giáo dục không hoàn toàn". Tức là trong vấn đề giáo dục con cái, họ sẵn sàng chỉ làm người cha/mẹ đạt 80 điểm thôi và cố ý để lại một số vấn đề để con mình tự đối diện và giải quyết.

Trong cuốn sách của mình, tác giả Sara đã đề cập đến một nguyên tắc gọi là "giáo dục chậm". Theo đó, cha mẹ người Do Thái cho rằng, nuôi dưỡng một đứa trẻ cũng giống như việc trồng hoa, cần kiên nhẫn chờ hoa nở.

"Giáo dục chậm" không có nghĩa chậm về thời gian mà là chỉ sự nhẫn nại trong tâm thế của người làm cha mẹ, không được đưa ra phán xét khi mới chỉ nhìn vào biểu hiện nhất thời của trẻ.

Về mặt hành động, không được thay con giải quyết bất kỳ vấn đề lớn nhỏ nào, phải để cho con có cơ hội tự làm, tự giải quyết. Bố mẹ không được lấy lý do vì yêu vì thương con mà kiểm soát, quản thúc con theo ý mình.

Thảo Nguyên

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.22592936103900202-noc-ioun-ag-uhn-gnud-noc-ioun-tahp-peih-nat-yt-nihgn-naod-pat-hcit-uhc-auc-teib-cad-noc-yad-hcac/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cách dạy con đặc biệt của Chủ tịch tập đoàn nghìn tỷ Tân Hiệp Phát: Nuôi con đừng như gà nuôi con!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools