Dĩ nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn còn đó và chưa biết đến bao giờ mới kết thúc. Mặc dù vậy, những ngày dài ở nhà, tạm dừng mọi chi tiêu khiến nhà đầu tư phấn khích và không quá lo lắng về đợt lây nhiễm mới virus SARS-CoV-2.
Trong quý 3/2020, chứng khoán toàn cầu lấy lại 30 nghìn tỷ đã mất do Covid-19 trước khi giảm trở lại; USD mất 5% trong tháng 7 sau đó mất 3% trong tháng 9; cổ phiếu nhóm top công nghệ tăng gần 3% trong quý 3; giá dầu đi lên…
Được thúc đẩy bởi những gói kích thích kinh tế với tổng trị giá hơn 20 tỷ USD trên toàn cầu, cổ phiếu của các hãng công nghệ tăng vùn vụt, thêm 14% trong tháng 7 và 8/2020, lấy lại mức cao kỷ lục hồi tháng 2/2020 – khi Covid-19 chưa lan rộng.
Giá dầu tăng 10% trong tháng 8; nhà đầu tư ồ ạt rút tiền ra khỏi các trái phiếu chính phủ, vàng, ứng dụng video Zoom… và tiếp tục tăng, ngay cả khi những nền kinh tế nghèo nhất thế giới lâm vào nặng nợ.
Tháng 9 hoảng loạn
Nhiều nước đóng cửa trở lại, từ Melbourne đến Madrid, làm gia tăng lo ngại rằng việc mua vào dẫn tới giá tăng mạnh trong thời gian qua đã đi quá đà. Thị trường chứng khoán thế giới lại ‘rung chuyển’ khi mất trên 8% trong vòng 3 tuần, giảm mạnh nhất lại chính là những ‘gã khổng lồ’ công nghệ.
"Mọi người đã quá tự mãn hồi tháng 8 khi thấy các cổ phiếu công nghệ tăng cao mà không suy nghĩ kỹ càng", nhà phân tích trưởng của IG, ông Chris Beauchamp, cho biết.
Cổ phiếu của Apple, Amazon, Google, Facebook, Netflix và Tesla đều giảm 2 con số, tác động tới cổ phiếu của những hãng công nghệ khác giữa bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về những rủi ro trước mắt khiến thị trường tiền tệ cũng hoảng loạn.
Cổ phiếu của các ngân hàng Châu Âu giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại, trong khi trái phiếu chính phủ Argentina – mới được tái cơ cấu – mất 1/4 giá trị, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012.
Giá trị các tài sản nhìn chung vẫn khả quan nhờ thế giới kích thích thêm 1,5 tỷ USD mỗi giờ
Mặc dù vậy, quý nói chung vẫn có vẻ khả quan. Chứng khoán thế giới tăng khoảng 6%, dầu tăng 2%, cổ phiếu FANG (nhóm top công ty công nghệ Mỹ là Facebook, Amazon, Netflix và Alphabet) tăng 30%; trái phiếu Italy tăng gần 8% mặc dù nợ trên GDP là 160%, và chứng khoán của những nước mấp mé kém phát triển nhất tăng 9%.
Các loại tiền tệ chính sau vài tuần biến động mạnh vẫn về lại xu hướng của mấy tháng trước. Đồng USD giảm 10% kể từ tháng 3 cho đến khi biến động thất thường ở tháng 9, tính chung trong quý 3/2020 vẫn giảm hơn 3%, mức giảm mạnh nhất kể từ giữa năm 2017. Tuy nhiên, tính từ ngày 01 đến 28/9, USD tăng 3%.
Francois Savary, Giám đốc đầu tư của Prime Partners cho biết: "Đồng USD đã giảm mạnh 5% trong tháng 7/2020. Nhưng tôi nghĩ đó hoàn toàn chỉ là hiện tượng ngắn hạn".
Tới thời điểm hiện tại, tiền tệ của những nền kinh tế mới nổi giảm mạnh nhất. Real Brazil giảm gần 30% kể từ đầu năm tới nay, rouble Nga – một trong những đồng tiền năm 2019 tăng giá mạnh nhất – giảm 16% kể từ đầu năm, riêng trong quý 3 giảm 8%, mặc dù bảng cân đối tài sản khá cân đối. Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ giảm 12% trong quý 3, xuống mức thấp kỷ lục; trong khi peso Mexico và rand Nam phi giảm lần lượt 14% và 20% từ đầu năm đến nay, mặc dù tương đối vững trong quý 3.
Theo các nhà phân tích của BofA, với việc các ngân hàng trung ương toàn cầu đang tích trữ trái phiếu với tốc độ tăng 1,5 tỷ USD mỗi giờ, các ‘thị trường nợ’ sẽ vẫn sống sống tốt.
Lợi tức trái phiếu của Italy tăng 10% nhờ những chương trình chống Covid siêu lớn, trái phiếu của Surinme tăng 33,5% khi nhà đầu tư giảm nỗi lo về nguy cơ vỡ nợ, trong khi trái phiếu Venezuela – nơi lạm phát vẫn đang phi mã – cũng tăng 19%.
Sóng gió vẫn còn ở phía trước
Thống kê những cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất cũng thể hiện bức tranh về đại dịch – đến nay đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1 triệu người và làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh.
Cổ hiếu của hãng sản xuất găng tay cao su của Malaysia Supermax và hãng dược phẩm Hàn Quốc Shin Poong đều tăng vọt hơn 1.000%.
Nhu cầu học hành và làm việc từ xa khiến cổ phiếu của Zoom tăng 630%. Moderna, một trong những công ty dược phẩm đang chạy đua trong sản xuất vắc-xin – có giá trị vốn hóa tăng 250%, trong khi cổ phiếu của các hãng Netflix và Amazon cũng tăng lần lượt 49% và 67%.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu của công ty du lịch tàu biển Carnival giảm 70%; của các hãng hàng không, công ty du lịch và nhà bán lẻ cũng lao dốc, trong khi của hãng sản xuất động cơ hàng không Rolls Royce giảm 45% trong quý 3 và gần 80% từ đầu năm đến nay.
Và vẫn còn quý 4 ở phía trước, khi các hãng sản xuất vắc-xin tiếp tục cuộc đua tìm ra vắc-xin chống Covid-19, hai ứng cử viên của 2 đảng Dân chủ và Cộng Hòa đang chạy đua vào Nhà trắng, và Liên minh Châu  – Anh nỗ lực để tránh một Brexit không thỏa thuận cho cuộc đàm phán ‘ly hôn’ kéo dài đã 3 năm rưỡi.
Tham khảo: Reuters