Sự phát triển của kinh tế trang trại tại Nam Sách đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải thiện môi trường, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo cơ hội làm giàu cho nông dân và thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Một trang trại gà có diện tích khoảng 35 hecta tại xã Hợp Tiến được xem là một trong những trang trại lớn nhất huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Mỗi ngày, trang trại cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 40.000 trứng và 5.000 con gà lấy thịt.
Một trang trại gà có diện tích khoảng 35 hecta tại xã Hợp Tiến được xem là một trong những trang trại lớn nhất huyện Nam Sách.
Để đáp ứng tần suất chăn nuôi với quy mô lớn, trang trại đã áp dụng mô hình trại kín, sử dụng hệ thống làm mát bằng hơi nước để chủ động điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho gà, đồng thời kiểm soát tốt dịch bệnh nếu có xảy ra.
Với lợi thế về quỹ đất dồi dào, khí hậu ôn hòa, huyện Nam sách còn có những trang trại lớn về nuôi cá lồng và trồng cây ăn quả, góp phần quan trọng cho định hướng sản xuất hàng hóa tập trung và tạo giá trị sinh kế cho người dân địa phương. Tuy nhiên, để người nông dân có thể tiếp cận và phát huy mô hình kinh tế trang trại tại Nam Sách vẫn còn nhiều khó khăn.
Mặc dù đã có Nghị định 55 để các trang trại, hợp tác xã vay vốn không cần tài sản thế chấp, tuy nhiên cũng phải cần có tài sản bảo đảm, nên khi vay vốn, các trang trại này vẫn gặp khó khăn về thủ tục. Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải kết nối để xúc tiến và cũng cần liên kết giữa các trang trại, siêu thị, công ty để hình thành chuỗi liên kết chắc chắn hơn", bà Vũ Thị Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, nhận định.
Huyện Nam Sách đã đi đầu về phát triển kinh tế trang trại tại Hải Dương.
Cùng với việc khuyến khích các hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại theo hướng truyền thống, an toàn, huyện Nam Sách còn tích cực vận động người dân phát triển trang trại theo hướng cơ giới hóa, sử dụng công nghệ.
Trong tương lai, những mô hình này sẽ giúp tiết kiệm quỹ đất, bảo vệ môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
VTV.vn - Ngoài việc chuyển dịch di dời các trang trại có quy mô trên 100 vật nuôi đang gặp khó, đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đang tính đến việc bỏ nghề.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.32930812120010202-gnoud-iah-iat-iart-gnart-et-hnik-neirt-tahp-hnih-om-ut-auq-ueih/et-hnik/nv.vtv