Theo CNBC, Malaysia là một trong những thị trường hưởng lợi lớn nhất từ làn sóng đầu tư này. Các dữ liệu tại sàn Bursa Malaysia cho thấy, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã mua ròng 1,53 tỷ USD cổ phiếu trong 6 tháng đầu năm 2020, bù đắp phần nào cho sự rút vốn của khối ngoại. Sự gia tăng của nhà đầu tư nhỏ lẻ giúp chỉ số chuẩn của Malaysia thành chỉ số sụt giảm ít nhất kể từ đầu năm tại khu vực Đông Nam Á.
Tại Ấn Độ, theo dữ liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán, đã có 2,8 triệu tài khoản giao dịch được mở mới kể từ tháng 3 đến nay. Các chuyên gia ước tính, nhà đầu tư cá nhân đang chiếm khoảng một nửa tổng khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Ấn Độ, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 1/3 hồi năm ngoái.
Còn tại Trung Quốc, các dữ liệu cho thấy, kể từ đầu năm tới nay, nhà đầu tư nhỏ lẻ đã chiếm tới hơn 80% lượng giao dịch trên sàn chứng khoán Thượng Hải.
Không chỉ ở các thị trường quốc tế, tại Việt Nam, 4 tháng liên tiếp số lượng tài khoản chứng khoán mở mới vượt ngưỡng 30.000. Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán, tính đến hết quý II/2020, Việt Nam có khoảng 2,54 triệu tài khoản chứng khoán. Lượng giao dịch cũng tăng gấp 3 lần hồi đầu năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, làn sóng đầu tư nhỏ lẻ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến giới chuyên gia cảm thấy lo ngại về nguy cơ đầu cơ quá mức.
Ví dụ rõ ràng nhất có thể thấy tại Ấn Độ, nơi cơn sốt đầu tư vào các cổ phiếu giá rẻ của các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã lên đến cực điểm đến nỗi một vài công ty thậm chí không ghi nhận doanh thu mà giá cổ phiếu vẫn tăng vọt. Theo Bloomberg, cổ phiếu của Transglobe Foods, 1 công ty sản xuất mứt hoa quả, có thời điểm đã tăng hơn 4.300% so với hồi đầu năm, trong khi cổ phiếu của công ty dịch vụ bất động sản Shree Precoated Steels cũng tăng hơn 1.300%. Cả hai công ty này đều không có doanh thu và thua lỗ trong năm tài khóa gần nhất.
Ông G. Chokkalingam, Giám đốc đầu tư Công ty Equinomics Research & Advisory, cho biết: "Dòng tiền đang theo đuổi các cổ phiếu nhỏ lẻ một cách điên cuồng. Mọi người đang ồ ạt mua vào mà không cần quan tâm đến những thông tin quan trọng như hệ số giá trên lợi nhuận của cổ phiếu, doanh thu của doanh nghiệp".
Còn tại Trung Quốc, các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về việc nhiều người dân nước này đổ xô đi vay tiền đầu tư chứng khoán, góp phần khiến mức nợ hộ gia đình tăng lên mức kỷ lục là 59,7% GDP trong quý II, gấp đôi so với năm 2012. Dấu hiệu từ sự hưng phấn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã nổi lên khắp mọi nơi: khối lượng giao dịch tăng vọt, nợ kí quỹ phình to với tốc độ nhanh nhất kể từ 2015, các nền tảng giao dịch trực tuyến bị quá tải. Đà tăng quá nóng của thị trường thậm chí đã buộc giới chức Bắc Kinh phải có những động thái hạ nhiệt nhằm tránh nguy cơ bong bóng chứng khoán tái diễn như hồi năm 2015.
Ông Chen Hao, nhà phân tích CIB Research, nói: "Không giống như nợ thẻ tín dụng, việc sử dụng các khoản vay tiêu dùng lại khó để kiểm soát hơn đối với các ngân hàng và nhà quản lý. Khi tiền đã chảy vào thị trường chứng khoán, rủi ro đối với các ngân hàng sẽ là khá lớn với tình hình biến động như hiện nay".
Theo các chuyên gia, tính đến thời điểm hiện tại, thị trường toàn cầu vẫn diễn biến tốt, tuy nhiên đà tăng sẽ không thể kéo dài mãi. Nếu vẫn tiếp tục đầu tư theo cảm tính, thay vì hành động cẩn trọng, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ sớm phải đối mặt với những bài học về sự khắc nghiệt khi thị trường trải qua những đợt điều chỉnh thực sự.
VTV.vn - Việt Nam đứng trước cơ hội đón nhận 4 làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản sau khi khống chế được dịch COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.77842724130010202-el-ohn-ut-uad-gnos-nal-ut-na-meit-or-iur-gnuhn/et-hnik/nv.vtv