Phà Bình Khánh - Ảnh: NGỌC ẨN
Bộ Tài chính vừa có văn bản đồng ý chuyển nguyên trạng một phà 200 tấn từ bến phà Vàm Cống về TP.HCM trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và UBND TP. Ngay sau đó, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với UBND TP tổ chức bàn giao và tiếp nhận theo đúng quy định.
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, sau khi tiếp nhận chiếc phà này sẽ được chuyển về phà Bình Khánh.
Trước đó, UBND TP đã kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải điều chuyển 2 phà 200 tấn từ bến phà Vàm Cống về bến phà Cát Lái và Bình Khánh, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.
Theo đó, UBND TP.HCM kiến nghị các bộ ngành xem xét, điều chuyển 2 phà 200 tấn từ bến phà Vàm Cống về hoạt động tại bến phà Cát Lái và Bình Khánh sau khi khánh thành cầu Vàm Cống nối An Giang và Đồng Tháp.
Hiện TP.HCM có hai bến phà lớn đang hoạt động là Bình Khánh nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ và bến phà Cát Lái nối quận 2 với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Cả hai đều trong tình trạng đã hoạt động hết công suất, thường xuyên bị quá tải, ùn ứ.
Cụ thể, bến phà Cát Lái có 7 phà, trong đó có 2 phà 200 tấn và 5 phà 100 tấn, hằng ngày sử dụng khoảng 6 phà (1 phà luân phiên sửa chữa trên bờ). Trung bình mỗi ngày có 59.000 lượt người xe qua phà với 220 chuyến đôi.
Vào cuối tuần tăng lên khoảng 75.000 lượt/ngày và cao điểm dịp lễ lên tới 90.000-100.000 lượt/ngày.
Phà Bình Khánh có 6 phà (2 phà 200 tấn), dù lưu lượng ít hơn nhưng do khoảng cách đôi bờ xa (1,2km) nên thường xuyên kẹt xe ở hai đầu.
TTO - Từ khi có cầu, phà Vàm Cống ngưng hoạt động từ ngày 19-5-2019 nhưng hàng ngàn công nhân hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp vẫn không 'mặn mà' với cầu mới, vẫn mong chờ ngày bến phà này hoạt động trở lại.
Xem thêm: mth.44885155130010202-mch-pt-ev-gnoc-mav-auc-nat-002-ahp-tom-neyuhc-y-gnod-hnihc-iat-ob/nv.ertiout