Mới đây, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đã phát động chiến dịch kích cầu lần 2 với chủ đề "Việt Nam - điểm đến an toàn, hấp dẫn" theo nguyên tắc ưu tiên chống dịch an toàn, đồng thời tìm giải pháp dần khôi phục hoạt động du lịch.
Khơi thông thị trường nội địa bằng các gói kích cầu hướng mạnh đến việc chăm sóc khách hàng, các cơ sở lưu trú du lịch ở Đà Lạt đã chọn hình thức nâng cao chất lượng các dịch vụ bổ trợ. Tỉnh này cũng làm mới sản phẩm du lịch bằng cách khai thác tam giác du lịch kết nối rừng và biển theo hướng liên kết vùng để cùng phát triển.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, cho biết: "Khách du lịch đến Đà Nẵng được lưu trữ dữ liệu thông tin trong vòng 30 ngày để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Trong các tháng cuối năm, các chương trình kích cầu hướng đến từng nhóm đối tượng khách du lịch".
Đường bay du lịch mùa thu, mùa Tết được các hãng hàng không tung ra nhiều gói khuyến mại, đặc biệt cho gia đình và các kỳ nghỉ trọn gói. Đáng chú ý, Bamboo Airlines vừa đưa vào khai thác 3 đường bay thẳng từ Hà Nội, Hải Phòng, Vinh đến Côn Đảo - điểm đến hấp dẫn được nhiều người lựa chọn, đánh thức những vùng đất có tiềm năng.
Du lịch nội địa được đánh giá là có khả năng phục hồi nhanh nhất. Ảnh: Dân trí.
Năm 2019, Việt Nam đón tới 86 triệu lượt khách nội địa, thu về hơn 720 ngàn tỷ đồng. Theo các chuyên gia, sau khủng hoảng, du lịch nội địa được đánh giá là có khả năng phục hồi nhanh nhất.
Cùng doanh nghiệp vượt khó
Các doanh nghiệp du lịch, vận chuyển, nhà hàng, khách sạn... rất bền bỉ, nỗ lực, thắt chặt biện pháp phòng dịch khi thu hút khách trở lại, dần phục hồi trong 3 tháng cuối năm. Tuy nhiên, 2 đợt dịch liên tiếp đã khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động, rao bán tài sản. Các hãng hàng không lỗ hàng ngàn, chục ngàn tỷ đồng... Vai trò của cơ quan quản lý và chính quyền địa phương là rất lớn, để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vượt khó với những chính sách cụ thể.
Chủ động, tiên phong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch phải nói tới tỉnh Quảng Ninh. Đầu tháng 9, địa phương này đã tung ra gói kích cầu du lịch trị giá khoảng 100 tỷ đồng, theo đó toàn bộ khách du lịch sẽ được giảm 50% giá vé thu phí vào vịnh Hạ Long; Bảo tàng Quảng Ninh và Khu di tích danh thắng Yên Tử đến hết năm 2020.
Bamboo Airlines vừa đưa vào khai thác 3 đường bay thẳng từ Hà Nội, Hải Phòng, Vinh đến Côn Đảo.
Còn tại Hà Nội, ngay từ tháng 8, ngay trong những ngày dịch bệnh,14 điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đã được bắt đầu lắp đặt Wi-Fi miễn phí như Khu phố cổ Hà Nội; Chùa Một Cột; Di tích nhà tù Hỏa Lò, Di tích làng cổ xã Đường Lâm…
Tuy nhiên, điều doanh nghiệp du lịch cần nhất lúc này là những hỗ trợ trực tiếp về tài chính, nhân lực để cầm cự và vực dậy. Cách đây ít ngày, Bộ văn hóa thể thao và du lịch đã chính thức tiếp tục đề xuất chính phủ các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, trong đó tập trung vào việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất, lùi thời gian trả lãi suất vay ngân hàng.
Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng đề xuất xây dựng ứng dụng Bản đồ số về các vùng du lịch như 1 cẩm nang để thuận tiện tra cứu.
Việc xây dựng bản đồ số du lịch về vùng an toàn không chỉ giúp khách du lịch thuận tiện tra cứu, đảm bảo an toàn dịch mà còn hỗ trợ các hãng hàng không và doanh nghiệp lữ hành chủ động xây dựng kế hoạch bán vé máy bay và tour, dần lấy lại sức sống cho du lịch nội địa vượt qua khủng hoảng.
VTV.vn - Chiều ngày 24/9, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình kích cầu du lịch nội địa “Trải nghiệm Việt Nam an toàn, hấp dẫn".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.83371920230010202-aid-ion-hcil-ud-ioh-cuhp-gnort-naht/et-hnik/nv.vtv