Đây thực sự là 1 sự kiện bất ngờ và kéo theo quá nhiều điều không chắc chắn. Tuy nhiên, trong trường hợp này nhiều nhà đầu tư chứng khoán vốn đã ở trong tình trạng phòng bị. Trên thị trường quyền chọn và tương lai, nhu cầu phòng vệ rủi ro để bảo vệ danh mục đầu tư trước kịch bản mức độ biến động của thị trường tăng vọt đã dâng cao trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do nhà đầu tư lo sợ ông Trump từ chối chấp nhận kết quả bầu cử nếu thua cuộc vào ngày 3/11 tới.
Mặc dù những sự phòng vệ như vậy phần nào làm giảm mức độ ảnh hưởng của tin tức và các thị trường chứng khoán cũng đã hồi phục, trên thị trường vẫn có rất nhiều dấu hiệu cho thấy sự lo lắng về thứ có thể trở thành 1 cuộc khủng hoảng chính trị sẽ xảy ra ở Mỹ trong khoảng thời gian từ ngày bầu cử đến ngày Tổng thống mới nhậm chức (vào tháng 1).
"Có quá nhiều kịch bản có thể xảy ra, là xác suất xảy ra những sự kiện tưởng chừng có rất ít khả năng sẽ xảy ra đang ngày càng tang lên", Michael Arone, chiến lược gia trưởng tại State Street Global Advisors nhận định.
Có thể dễ dàng quan sát sự lo lắng khi nhìn vào các hợp đồng tương lai chỉ số VIX (chỉ số đo lường mức độ biến động của TTCK Mỹ) - loại hợp đồng được coi là 1 chính sách bảo hiểm trước mức giảm điểm của chỉ số S&P 500. Khối lượng giao dịch loại hợp đồng này đã tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Thông thường hợp đồng tương lai chỉ số VIX có thời hạn càng dài thì giá càng cao. Logic ở đây rất đơn giản: giống như khi bạn mua bảo hiểm cho ngôi nhà của bạn, bạn sẽ trả nhiều tiền hơn cho hợp đồng sẽ bảo vệ bạn trong vòng 6 tháng hơn là hợp đồng chỉ có thời hạn 1 tháng.
Tuy nhiên đây không phải là trường hợp thông thường. Các nhà đầu tư đang trả nhiều tiền nhất cho các hợp đồng bảo vệ họ trong 2,5 tháng từ ngày bầu cử đến ngày nhậm chức. Hợp đồng tương lai tháng 11 - được thiết kế để bảo vệ trước biến động của thị trường cho đến cuối tháng 12 – hiện là loại có giá đắt nhất.
Đào sâu hơn vào các con số, bạn sẽ thấy nhiều dấu hiệu lo lắng hơn nữa. Hợp đồng quyền chọn mua bảo vệ khách hàng trước kịch bản S&P 500 giảm 10% trong 3 tháng tới đang được giao dịch với mức giá tương đương chỉ số VIX tăng lên 32,2 điểm. Trong 2 cuộc bầu cử gần nhất, con số chỉ ở quanh mức 20 điểm. Năm 2008 con số chạm ngưỡng 35 khi cuộc bầu cử bị bao phủ bởi bóng đen khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên đối với nhiều nhà đầu tư, việc Tổng thống Trump dương tính với Covid-19 không phải 1 nhân tố thay đổi cuộc chơi. Ví dụ, quỹ đầu cơ EIA Alpha Parners đã từ bỏ một số giao dịch phòng vệ rủi ro. Quỹ này nhận định cuộc tranh luận "2 đấu 1", cộng với việc ông Trump mắc Covid-19 khiến rủi ro giảm xuống vì khả năng chiến thắng của đảng Dân chủ tăng lên.
Nhiều chuyên gia phân tích tin rằng vụ việc của ông Trump sẽ hối thúc Quốc hội phải thông qua gói kích thích bổ sung vì nỗi lo ngại về virus tăng lên sẽ ảnh hưởng đến quá trình tái mở cửa và gây thiệt hại thêm cho nền kinh tế.
Cũng chưa thể chắc chắn về việc ông Trump bị nhiễm bệnh tác ộng như thế nào đến cuộc bầu cử. Có thể ông sẽ nhận được sự cảm thông của một số cử tri, nhưng nhiều người tin rằng cuộc bầu cử chính là một cuộc trưng cầu dân ý về cách ông Trump đối phó với đại dịch. Và ngay chính bản thân ông cũng bị nhiễm bệnh không thể là 1 lập luận tốt để nói rằng ông đã làm tốt việc này. Hiện Mỹ đã có gần 210.000 người thiệt mạng vì Covid-19 và vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới.
Hoàn cảnh đặc biệt hiện nay khiến nhiều câu hỏi quanh chuyện ai làm Tổng thống sẽ tốt hơn cho TTCK không còn quan trọng như thường lệ. Trong khi ông Trump tỏ ra thân thiện hơn với chính sách cắt giảm thuế doanh nghiệp và xoá bỏ nhiều luật lệ, đối thủ Joe Biden lại đề xuất tang thuế từ 21% lên 28% và tỏ ra thận trọng hơn về chuyện mở cửa nền kinh tế khi mà đại dịch chưa có dấu hiệu lắng xuống.
Đối với James McDonald, CEO của Hercules Investments, triển vọng tăng thuế và các chính sách khác của ông Biden có thể khiến các nhà đầu tư định chế bắt đầu giảm bớt tài sản rủi ro và tăng phòng vệ.
Tham khảo Bloomberg
Xem thêm: nhc.82912730040010202-91-divoc-cam-pmurt-gno-nit-oc-ihk-uas-ig-mal-ym-ut-uad-ahn/nv.fefac