Êkip các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM thực hiện thủ thuật thay van động mạch chủ qua da cho người bệnh tim - Ảnh: BV ĐH Y Dược cung cấp
Mới đây nhất là trường hợp của bé N.Q.A (5 tuổi, quê Tiền Giang) được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang cứu sống bằng liệu pháp này thông qua sự trợ giúp qua mạng của bác sĩ tuyến trên.
Bé A. nhập viện trong tình trạng mệt lừ lừ, tay mát, môi tái, huyết áp tụt, nhịp tim rất nhanh trên 200 lần một phút (nhịp tim bình thường của bé 5 tuổi từ 80 đến 120 lần một phút). Lúc này có chỉ định sốc điện để cứu bé nhưng gia đình kiên quyết không chịu sốc điện, yêu cầu chỉ can thiệp tối thiểu.
Tình trạng bé ngày càng yếu buộc bác sĩ trực khoa nhi của bệnh viện phải gọi điện tham vấn ý kiến một chuyên gia tuyến trên về điều trị loạn nhịp tim. Sau khi xem xét tình trạng của bé (qua mạng) kết hợp với các xét nghiệm đã làm, bác sĩ khuyên tăng liều thuốc bé đang uống và úp mặt bé vào thau nước đá lạnh.
Trải qua 2 lần úp mặt, nhịp tim của bé tụt xuống 110 lần một phút, bé hết khó thở, môi hồng lên trông thấy. Sau 3 giờ nhịp tim đều 100 lần một phút, bé được bác sĩ cho xuất viện về nhà.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về phương pháp này, bác sĩ Lê Phát Tài - Khoa thông tim can thiệp, kiêm trưởng phòng quản lý chất lượng (Viện Tim TP.HCM) cho biết phương pháp úp mặt vào thau nước đá lạnh hoặc dùng túi chứa đá lạnh úp vào mặt trong vòng 10-15 giây còn được gọi là nghiệm pháp Vagal (Vagal maneuvers).
Theo bác sĩ Tài, nghiệm pháp này chỉ được áp dụng với người nhịp nhanh kịch phát trên thất (tâm nhĩ) đã được bác sĩ chẩn đoán, được hướng dẫn thực hiện một cách thuần thục nhiều lần trong bối cảnh người bệnh không có triệu chứng nặng nề như khó thở, đau ngực, ngất xỉu. Còn ngược lại bệnh nhân cần được khẩn cấp chuyển vào bệnh viện để cắt cơn bằng cách dùng thuốc hoặc sốc điện chuyển nhịp.
Một điểm đáng lưu ý thêm là rối loạn nhịp tim nhanh có thể xuất phát từ tâm thất, mức độ nguy hiểm cao và có thể đột tử bất cứ lúc nào. Nếu dùng biện pháp này hoàn toàn không hiệu quả, chỉ có thể kéo dài thời gian cấp cứu và không tốt cho quả tim, cũng như sức khỏe người bệnh.
Theo bác sĩ Tài, trên thực tế trong nghiệm pháp Vagal còn có 3 kỹ thuật thường được áp dụng như tạo cơn ho; kích thích gây nôn ói và hít sâu, rồi rặn tạo áp lực trong ổ bụng, lồng ngực (giống đại tiện)…thì có thể ngắt được cơn loạn nhịp nhanh.
"Nghiệm pháp này có những đối tượng áp dụng thích hợp, không phải loạn nhịp tim nhanh nào cũng áp dụng được do đó người dân cần phải lưu ý, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có quả tim khỏe, an toàn"., bác sĩ Tài khuyến cáo.
TT - Nghiên cứu được thực hiện trên 30.000 đàn ông và phụ nữ không có bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo nhịp tim khi nghỉ ngơi của họ vào lúc bắt đầu tham gia và sau 10 năm.
Xem thêm: mth.7664309150010202-gnohk-nen-hnahn-mit-pihn-irt-ed-ad-coun-oav-tam-pu/nv.ertiout