vĐồng tin tức tài chính 365

Việc đổi tài xế tại cửa khẩu Long Bình: DN và cơ quan chức năng nói gì?

2020-10-06 12:44
Một số doanh nghiệp cho rằng việc đổi tài xế tại cửa khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc giao dịch, vận chuyển hàng hóa.

Doanh nghiệp than khó

Cơ sở đưa vào hoạt động hơn 1 tháng nay và đang trong tâm trạng lo lắng vì cho rằng thời gian ngắn làm sao thuê được hàng chục tài xế để vận chuyển hàng hóa tại bãi tập qua cửa khẩu. Ông N.V.Đ (giám đốc một doanh nghiệp có trụ sở ở huyện An Phú) trình bày: “Bãi kinh doanh của công ty hiện đang có 80 tiểu thương tập kết các mặt hàng nông sản. Trong khoảng 2 giờ buổi sáng có 50 – 60 phương tiện ra vào vận chuyển hàng hóa. Từ đó đến chiều có khoảng 40 xe nữa. Mặt hàng vận chuyển có đến 90% là các tỉnh của Việt Nam để đưa sang Campuchia tiêu thụ”.

Theo ông Đ., đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa từ Campuchia sang sẽ đến khu vực cửa khẩu thực hiện các thủ tục quy định, riêng tài xế sẽ lái xe đến bãi tập kết rồi vào phòng cách ly do doanh nghiệp bố trí trong khoảng thời gian đợi nhận hàng.

“Việc thực hiện cho tài xế qua lại biên giới và cách ly theo quy định đã diễn ra 8 tháng nay và không có gì bất thường. Đặc thù của cửa khẩu Long Bình là nơi dừng đổ chật hẹp, trong buổi sáng lưu lượng đông nên việc đổi tài xế là không kịp, hàng hóa sẽ trễ chợ, dẫn đến thiệt hại lớn. Thông tin tôi nắm được là việc đổi tài xế sẽ diễn ra vào ngày 8-10 tới đây. Đối tác Campuchia cũng lo và nói nếu đổi tài xế sẽ đổi cửa khẩu, vì không còn phù hợp đối với việc làm ăn của họ” – ông Đ. cho hay.

Một chủ doanh nghiệp khác cho biết: “Thời gian qua, mỗi xe tải được cho qua 2 người để thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, giao dịch, bởi họ cần đến xem để chọn từng con cá, bó rau, đều thực hiện phòng ngừa dịch bệnh theo quy định. Ngoài ra chưa nói đến việc giao dịch tiền bạc cũng cần sự quản lý, giám sát.

Việc phòng,chống dịch bệnh Covid-19 đã đưa ra các biện pháp rất cụ thể rồi, ý tưởng đổi tài xế có thể sẽ gây khó cho doanh nghiệp đang trên đà phục hồi. Nếu không cho bên kia họ sang giám sát hàng hóa thì sẽ không lấy hàng, nông dân và doanh nghiệp sẽ thiệt hại lớn”.

Một số chủ bãi tập kết còn cho rằng, đặc thù cửa khẩu Long Bình chủ yếu là các loại cá, rau, củ, quả nên sẽ khác với cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên. Cửa khẩu này không có vùng đệm lớn, mà chỉ có dốc cầu, nên hàng hóa dễ bị thiệt hại lớn nếu xảy ra ùn tắc. Việc đổi tài xế tại cửa khấu thực hiện lúc thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh có thể chấp nhận. Họ còn cho rằng, cơ quan chức năng mở các cuộc họp vừa qua không có sự tham gia của doanh nghiệp để tìm giải pháp tối ưu là chưa thật sự khách quan.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số bãi tập kết hàng hóa, các chủ doanh nghiệp đã đầu tư phòng cách ly, dựng hàng rào, trang bị đồ bảo hộ, cử bảo vệ canh coi và có sự giám sát của lực lượng biên phòng để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19.

Điểm cách ly của một doanh nghiệp tại bãi tập kết hàng hóa.

Cơ quan chức năng nói gì?

Liên quan đến thông tin đổi tài xế tại cửa khẩu trong thời gian tới, Đại tá Bùi Trung Dũng (Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng An Giang) cho biết: Thời điểm đầu năm có cấm không cho xuất nhập hàng hóa qua lại biên giới. Sau đó, qua khảo sát của Bộ Tư lệnh là cần phải thông thương hàng hóa.

Qua ý kiến của UBND tỉnh, có mời các sở, ngành họp để đảm bảo xuất khẩu hàng hóa và phòng chống dịch. Qua cuộc họp, các đơn vị thống nhất cho 2 điểm và giao cho kiểm dịch quốc tế làm địa điểm cách ly theo quy định. Một thời gian sau, nhiều doanh nghiệp tự tổ chức cách ly. Qua đó, có mời lên làm việc và yêu cầu họ cam kết việc kiểm dịch đúng quy định.

Theo Đại tá Dũng, ngày 29-9 vừa qua, có tổ chức cuộc họp với các ngành liên quan và có ý kiến là dựng nhà ngoài cửa khẩu để ổn định tài xế, đổi tài xế như cửa khẩu Tịnh Biên. Tuy nhiên, cửa khẩu Long Bình có đường dẫn ngắn, cho nên nếu làm như vậy sẽ gây ùn tắc.

“Sau cùng các ngành có ý kiến là khi xe Campuchia vừa đến cửa khẩu sẽ đổi tài xế, doanh nghiệp Việt Nam chọn một số tài xế ra lái xe Campuchia về bãi tập kết và thực hiện các biện pháp theo quy định.

Sau khi nhận hàng, tài xế Việt Nam sẽ lái xe của đối tác Campuchia giao cho tài xế Campuchia. Đối với tài xế Việt Nam sẽ không cần phải cách ly, có thể mang hoặc không mang đồ bảo hộ vì đã được kiểm tra sức khỏe” - Đại tá Dũng thông tin.

Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng An Giang còn cho biết thêm: “Hiện có 5 doanh nghiệp đang hoạt động và thực hiện theo hình thức tự cách ly tài xế. Qua cuộc họp sẽ làm tờ trình xin ý kiến UBND tỉnh để thống nhất phương án thực hiện, sau đó sẽ mời doanh nghiệp đến triển khai. Việc này vừa đảm bảo trong công tác phòng chống dịch bệnh và an ninh trật tự”.

Ông Lê Văn Phước – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cho biết: “Trước đây, lúc cao điểm dịch, Trung ương hướng dẫn đối với việc xuất nhập khẩu hàng hóa hai bên biên giới phải bố trí vùng đệm để trao đổi. Sau này, các bên thống nhất ở cửa khẩu Long Bình có một số ít doanh nghiệp nên cho phép đưa hàng hóa qua cửa khẩu, về bãi tập kết.

Qua xem xét của cơ quan chức năng, việc thực hiện này không đúng quy định, cho nên họp tính đưa về vùng đệm. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có văn bản nào trình đến UBND tỉnh”.

Theo ông Phước, sau khi nắm thông tin về việc đổi tài xế tại cửa khẩu ông có trao đổi với các đơn vị liên quan. Cụ thể là các sở, ngành cần trao đổi với doanh nghiệp để làm sao vừa đúng quy định, hài hòa giữa công tác phòng chống dịch và việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua lại biên giới được thuận tiện.

Nguyễn Nhân

Xem thêm: lmth.587001_ex-iat-iod-iahp-uahk-auc-auq-ex-iv-hna-nahp-peihgn-hnaod/gnos-iod/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế

“Việc đổi tài xế tại cửa khẩu Long Bình: DN và cơ quan chức năng nói gì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools