vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng tìm hướng mới hỗ trợ tín dụng kinh doanh hàng hóa

2020-10-07 16:30

Ngân hàng tìm hướng mới hỗ trợ tín dụng kinh doanh hàng hóa

Nguyễn Quang Bình

(TBKTSG Online) – Do thua lỗ trong hoạt động cho vay kinh doanh hàng hóa nguyên liệu, nhiều ngân hàng đầu tư khắp nơi đã quyết dịnh ngưng cung cấp tín dụng cho lãnh vực này. Như ABN Amro (Hà Lan), hay BNP Paribas (Pháp) vừa qua quyết định ngừng hoạt động mảng cho vay kinh doanh hàng hóa nguyên liệu tại các đầu Paris và Geneva – nơi tập trung nhiều hãng kinh doanh hàng hóa nguyên liệu lớn nhất thế giới.

Việc thành lập và điều hành một hệ thống đăng ký vay thông qua một cơ sở dữ liệu trung tâm sẽ là một hướng mới, tích cực nhằm trợ lực thêm cho các nhà xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu tại Việt Nam. Ảnh minh họa: TTXVN

Giá cả trên các thị trường phái sinh hàng hóa thương phẩm càng lúc càng gặp nhiều rủi ro, lên xuống thất thường, không chỉ gây thua lỗ lớn cho các nhà kinh doanh thương phẩm mà còn cho các ngân hàng tài trợ. Cú rớt giá hợp đồng dầu thô Mỹ WTI giao dịch dưới 0 đô la Mỹ/thùng vào ngày 20-4-2020 đã làm nhiều ngân hàng tài trợ dính lây, thua lỗ đến tiền tỉ đô la.

Cũng không có gì bất ngờ khi BNP Paribas đã phản ứng nhanh và mạnh tay với cho vay kinh doanh hàng hóa nguyên liệu khi tập đoàn kinh doanh cà phê Coex (Mỹ) phá sản, thổi bay khoản tài trợ của ngân hàng này lên đến vài trăm triệu đô la Mỹ.

Trên thực tế. giá hàng hóa thương phẩm từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đến nay diễn biến khó lường, làm cho nhiều nhà kinh doanh hàng nguyên liệu phải điêu đứng và ngân hàng cho vay thường là “người chịu trận”.

Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn mua bán hàng nguyên liệu đối với các nhà kinh doanh quốc tế là rất lớn và vẫn là một thị trường không thể bỏ qua.

Chính vì vậy, mới đây, nhiều ngân hàng cung cấp tín dụng hàng hóa lớn nhất thế giới có trụ sở và chi nhánh tại Singapore đã tìm cách hỗ trợ lại, nhưng theo một cách an toàn hơn đối với các khoản cho vay kinh doanh hàng hóa nguyên liệu.

Theo đó, tập đoàn ngân hàng DBS và Standard Charterd khởi xướng tạo nên một nhóm gồm 12 ngân hàng từng cung ứng tín dụng trong lãnh vực này, sẽ thành lập và điều hành một hệ thống đăng ký vay thông qua một cơ sở dữ liệu trung tâm. Các ngân hàng liên quan đều được quyền tiếp cận các giao dịch vay vốn của các nhà kinh doanh nhằm tránh rủi ro, ví dụ như một lô hàng nhưng các nhà kinh doanh vay nhiều chỗ. 

“Đăng ký vay qua mạng điện tử sẽ giúp tăng cường khả năng cung cấp tài chính, đồng thời giúp giảm thiểu tình trạng một lô hàng mà doanh nghiệp vay hai nơi, đồng thời khơi thông dòng chảy tín dụng kinh doanh một cách bền vững”, bà Ho Hern Shin, trợ lý Tổng giám đốc điều hành Ủy ban Tiền tệ Singapore, cho biết.

Động thái mới này xảy ra sau khi nhiều ngân hàng phát hiện một số nhà kinh doanh hàng hóa nguyên liệu dùng một lô hàng để đi vay nhiều nơi. Nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng rất đồng tình với cách xử lý này, như ông Eugene Tarzimanov của công ty dịch vụ đầu tư Moody (Mỹ) nhận định đấy là một cách cung ứng “tín dụng tích cực” vì hệ thống đăng ký ấy sẽ làm giảm nguy cơ gian lận đã xuất hiện trong những năm gần đây.

“Hơn nữa, hệ thống đăng ký điện tử sẽ giúp cho các nhà kinh doanh quy mô nhỏ có cơ hội tiếp cận vốn dễ dàng hơn tại Singapore, mặt khác ngân hàng cho vay cũng vững tâm hơn khi thấy hàng thế chấp thực tế của món cho vay của mình vẫn ở đó”, ông Tarzimanov nói.

Sau những tuyên bố căng thẳng của một số ngân hàng, thì đây là một cách bù đắp khoảng trống trong cho vay kinh doanh nguyên liệu. Nhiều thương nhân tỏ ra phấn khởi sau một thời gian khó nhọc tìm tín dụng để làm ăn.

Còn DBS (Singapore), ngân hàng đi đầu trong sáng kiến này cho rằng cách cho vay mới này phát triển và hoạt động trên hệ thống blockchain, sẽ được thử nghiệm trong vòng ba tháng tại các ngân hàng ABN Amro (Hà Lan), ANZ (Úc và New Zealand), OCBC (Singapore), Deutsch Bank (Đức) và cả Rabobank (Hà Lan).

Tại Việt Nam, tình trạng đi vay từ nhiều nguồn cho một lô hàng xảy ra khá phổ biến. Đã có câu chuyện chỉ một kho hàng, khi nhà kinh doanh có sự biến động, đã có 3-5 ngân hàng đứng canh chừng do sợ hàng thế chấp trong kho bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Cũng chính vì vậy mà nhiều ngân hàng trước đây rất tích cực cho vay kinh doanh hàng hóa như cà phê, gạo, hạt điều, phân bón… thì nay tự mình thu nhỏ lại do không kham nổi với rủi ro mất vốn.

Việt Nam là một nước có thế mạnh về xuất khẩu nông sản, tiền mặt là một thứ “dầu nhờn” không thể thiếu cho dây chuyền sản xuất - xuất khẩu. Do đó, việc thành lập và điều hành một hệ thống đăng ký vay thông qua một cơ sở dữ liệu trung tâm sẽ là một hướng mới, tích cực nhằm trợ lực thêm cho các nhà xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu trong nước, nhất là khi khó khăn tín dụng trong lãnh vực này đang lan tràn khắp nơi do con virus SARS-Cov-19 gây ra.

Xem thêm: lmth.aoh-gnah-hnaod-hnik-gnud-nit-ort-oh-iom-gnouh-mit-gnah-nagn/241903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“Ngân hàng tìm hướng mới hỗ trợ tín dụng kinh doanh hàng hóa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools