vĐồng tin tức tài chính 365

Bài viết đăng tải trên báo quốc tế của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nh

2020-10-08 08:46

Hiện nay, đại dịch COVID-19 một lần nữa đặt hệ thống tài chính quốc tế trước một bài kiểm tra khắc nghiệt. Chính những thách thức chưa từng có lúc này khiến khu vực ASEAN+3, bao gồm 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, càng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác tài chính khu vực.​

Kể từ cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, các nền kinh tế ASEAN+3 đã nỗ lực tăng cường các biện pháp an toàn tài chính cho khu vực. Hội nghị thường niên giữa các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) khu vực ASEAN + 3 (AFMGM+3) đã trở thành tâm điểm của lĩnh vực hợp tác tài chính trong khu vực nhằm nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế và hệ thống tài chính.

Để phục vụ mục tiêu này, năm 2000, các nước ASEAN+3 đã thành lập Sáng kiến Chiềng Mai (CMI) – một mạng lưới an toàn tài chính của khu vực. CMI là mạng lưới các thỏa thuận hoán đổi song phương giữa các nước ASEAN+3 nhằm cung cấp thanh khoản bằng đô la Mỹ cho các thành viên khi cần thiết và bổ sung cho các hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Tháng 3/2010, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mạng lưới CMI đã được nâng cấp thành Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM). Theo đó, các thỏa thuận hoán đổi song phương được tập hợp thành một thỏa thuận đa phương duy nhất và đặt dưới sự quản lý của một cơ quan ra quyết định tập trung. Quy mô của CMIM khi đó là 120 tỷ USD.

Từ khi ra đời đến nay, Thỏa thuận CMIM đã trải qua hai lần sửa đổi. Lần sửa đổi đầu tiên vào năm 2014 nâng tổng quy mô của Thỏa thuận lên gấp đôi đạt 240 tỷ USD. Tỷ lệ hoán đổi tối đa mà các thành viên có thể tiếp cận trong trường hợp không có chương trình với IMF, hay còn gọi là không liên kết với IMF, tăng từ 20% lên 30%.​

Thỏa thuận sửa đổi lần hai có hiệu lực từ tháng 6/2020 với mục tiêu tăng tính linh hoạt của Thỏa thuận CMIM khi đồng tài trợ với chương trình IMF cũng như củng cố mối quan hệ hợp tác với IMF.

Tại Hội nghị ngày 18/9, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW các nước ASEAN+3 đã thảo luận về viễn cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực, cũng như chính sách ứng phó với rủi ro và thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra. Trong những tháng vừa qua, Chính phủ các nước trong khu vực đã triển khai nhiều biện pháp đặc biệt để ứng phó đại dịch, bao gồm hỗ trợ tài khóa, tiền tệ và tín dụng cho hộ gia đình và doanh nghiệp, cũng như các giải pháp hoãn nợ và hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính.

Trước bối cảnh đó, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW ASEAN+3, đã công bố một thỏa thuận kịp thời và có tính lịch sử củng cố hơn nữa CMIM, chắn chắn sẽ giúp các nền kinh tế thành viên đối phó với rủi ro và những biến động gia tăng do đại dịch gây ra. Thỏa thuận này sẽ nâng hạn mức tài chính tối đa mà một thành viên có thể tiếp cận thông qua CMIM khi không kết hợp với chương trình hỗ trợ của IMF lên 40%. Ngoài ra, các thành viên cũng nhất trí cho phép các nước lựa chọn sử dụng đồng nội tệ theo khuôn khổ CMIM, bên cạnh sử dụng đồng đô la Mỹ, trên cơ sở tự nguyện và theo nhu cầu.

Các sửa đổi này sẽ có hiệu lực sau khi tất cả các thành viên ASEAN+3 hoàn tất quá trình ký kết. Những điểm mới này sẽ tiếp tục củng cố vai trò của CMIM với tư cách cơ chế tự hỗ trợ đáng tin cậy giữa các thành viên ASEAN+3, đồng thời tăng cường tầm quan trọng và tính tương thích của Thỏa thuận này trong mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu.

Được thành lập vào năm 2011 để tiến hành giám sát kinh tế vĩ mô khu vực và hỗ trợ thực hiện CMIM. AMRO đóng vai trò quan trọng như một “bác sĩ gia đình” để hỗ trợ các thành viên ASEAN+3. Nhiệm vụ của AMRO càng trở nên quan trọng hơn trong thời kỳ hiện nay nhằm góp phần đảm bảo ổn định kinh tế và tài chính trong khu vực. Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Doi Toshinori, AMRO đã đưa ra những phân tích và cập nhật kịp thời về tác động của đại dịch để hỗ trợ các nước thành viên trong hoạch định chính sách.

Kể từ khi bùng phát, đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại nặng nề về tính mạng con người và tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Trong khu vực ASEAN+3, các nhà hoạch định chính sách đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn cần thiết để kiểm soát sự lây lan của vi rút, nhưng không thể tránh khỏi khiến các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng

Khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên kết nối, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cùng những thách thức mà nhiều ngành, lĩnh vực đang phải đối mặt cho thấy sự cần thiết phải giảm thiểu tác động tiêu cực do các cú sốc kinh tế và tài chính đối với khu vực. Chúng tôi rất vui mừng chứng kiến những bước tiến của CMIM và AMRO, tạo đòn bẩy quan trọng trong giúp tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế khu vực trước các cú sốc.

Trong khi tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ suy giảm mạnh trong năm nay, các nền kinh tế ASEAN+3 được kỳ vọng có thể sớm khôi phục và hiện đã có những dấu hiệu phục hồi sớm. Tuy nhiên, trước những diễn biến khó lường của đại dịch, các nước ASEAN+3 cần thận trọng khi lên kịch bản chấm dứt các biện pháp hỗ trợ nhằm đảm bảo tăng trưởng và ổn định tài chính trong khu vực.

Cuối cùng, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW của ASEAN+3 cam kết duy trì một hệ thống thương mại và đầu tư đa phương dựa trên quy tắc, đồng thời tăng cường hợp tác và hội nhập khu vực.

Ông Aso Taro là nguyên thủ tướng Nhật Bản (giai đoạn 2008-2009), và hiện là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản. Ông Lê Minh Hưng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhật Bản và Việt Nam là Đồng chủ trì tiến trình Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW ASEAN+3 năm 2020.

Link gốc bài viết: https://www.project-syndicate.org/commentary/asian-economies-covid19-regional-currency-swaps-by-aso-taro-and-le-minh-hung-2020-10

 

Tác giả:

Ông Lê Minh Hưng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ông Aso Taro - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản

 

Xem thêm: 210714VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bài viết đăng tải trên báo quốc tế của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools