Đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) nhiều đoạn có phần đường dành cho người đi xe hai bánh- Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Đó là ý kiến của ông Lê Trung Tính - chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách liên tỉnh TP.HCM.
Theo ông Tính, cách đây khoảng 10 năm, xe buýt đạt được kết quả khả quan khi đã nâng khối lượng hành khách sử dụng chưa tới 100.000 lượt người/ngày lên đến 1 triệu lượt hành khách/ngày.
"Lúc đó, chúng tôi đã đề nghị TP nên tiếp tục tổ chức mạng lưới xe đạp công cộng để tiếp tục phát triển hệ thống giao thông công cộng thêm một bước nữa, trước khi tiến hành việc hạn chế phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do chưa thuận lợi lúc bấy giờ nên ý tưởng này đã tạm dừng sau vài cuộc hội thảo" - ông Tính thông tin thêm.
Ông Tính cho biết đã có dịp học tập kinh nghiệm phát triển giao thông công cộng ở các thành phố như Lyon (Pháp) và Bogota (Colombia). Nhìn chung, họ đều thành công và mô hình này được các chuyên gia gọi chung là giải bài toán "những dặm cuối cùng trong hành trình đi lại của hệ thống vận tải hành khách công cộng".
Việc có xe đạp sẽ khắc phục việc các trạm dừng, nhà chờ ở khá xa nơi tiếp cận với tuyến xe buýt, một đặc điểm mà ở TP.HCM chúng ta đang gặp phải thời gian qua và cả hiện nay.
Để mô hình này thành công, ông Tính đề nghị ngay từ bây giờ TP cần có chủ trương nghiên cứu và công bố một bản quy hoạch cho hệ thống xe đạp công cộng, điều tra khảo sát nhu cầu sử dụng loại xe này.
Đồng thời, ban hành các quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật về loại hình phương tiện này, đặc biệt về hệ thống hạ tầng: đường dành riêng cho xe đạp, tín hiệu giao thông, biển báo, chỗ để xe, công nghệ quản lý, phương thức quản lý vận hành khai thác, lộ trình...
"Việc thực hiện cần phải gắn trách nhiệm giữa các ngành GTVT, Công an TP và quận huyện sở tại", ông Tính đề nghị.
Hơn thế nữa, vấn đề là biết cách tổ chức thì không gian sẽ thông thoáng.
Ở thành phố Lyon (Pháp) có nhiều nơi cũng chật hẹp như khu quận 1, quận 3 của TP.HCM nhưng do họ khéo tổ chức nên các bãi dành riêng cho xe đạp công cộng vẫn có nhiều thuận tiện cho người dân đi lại hoặc họ vẫn có những làn đường, đoạn đường dành riêng cho xe đạp, xe buýt nhằm khuyến khích vận tải hành khách công cộng phát triển!
Đường phố chật chội, xe đạp là vua
Thoạt nhìn đường phố chật chội, nhiều người sẽ không ủng hộ việc sử dụng xe đạp như một phương tiện công cộng để đi lại, bởi họ cho rằng xe đạp cũng là một loại phương tiện cá nhân với tốc độ chậm chính là nguyên nhân gây kẹt xe nội thị.
Tuy nhiên, xét ở góc độ toàn diện hơn, đặc biệt là các lợi ích mà xe đạp công cộng đem lại như: một phương tiện tập thể dục, giảm ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và khí thải... thì việc đi xe đạp vẫn góp phần làm giảm kẹt xe nội thị khi nhiều người sử dụng xe đạp thay vì xe máy hoặc ôtô cá nhân.
TTO - "Siêu" phố đi bộ ở TP.HCM dự kiến sau khi hoàn thành sẽ hình thành mạng lưới đi bộ rộng lớn ở khu vực trung tâm hiện hữu có diện tích 930ha. Và bạn sẽ đi xe buýt kết hợp xe đạp, đi bộ đến khu vực trung tâm thành phố?
Xem thêm: mth.74983618080010202-gnoc-gnoc-iat-nav-hnirt-hnah-auc-iouc-mad-gnuhn/nv.ertiout