vĐồng tin tức tài chính 365

Xây dựng 'Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành' thành thương hiệu quốc tế

2020-10-09 10:56
Xây dựng Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành thành thương hiệu quốc tế - Ảnh 1.

Đây là thương hiệu chung cho nông dân ở Đà Lạt và các vùng phụ cận có chung khí hậu, thổ nhưỡng sản xuất nông sản công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn nông sản sạch. Thương hiệu được công bố vào 23-12-2017. Đến nay đã có 383 doanh nghiệp, hộ kinh doanh lớn nhỏ được cấp quyền sử dụng thương hiệu.

Xây dựng thành thương hiệu quốc tế

Thông qua hợp tác, UBND tỉnh Lâm Đồng kết hợp cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện dự án tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp. 

Theo đó tỉnh Lâm Đồng đầu tư xây dựng, phát triển thương hiệu: "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành" nhằm thúc đẩy các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương phát triển, thu hút du khách với sứ mệnh, mang những điều kỳ diệu kết tinh từ miền đất đặc biệt đến với mọi người.

Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành

Địa bàn triển khai chủ yếu là TP. Đà Lạt và các huyện lân cận như Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà; 4 sản phẩm, loại hình chọn quảng bá gồm rau, hoa, cà phê arabica và du lịch canh nông. 

Theo ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: "Đà Lạt có lợi thế về điều kiện tự nhiên, là miền đất lành kết tụ những sản vật nổi tiếng, do đó tỉnh Lâm Đồng đã đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu cho 4 loại sản phẩm trên với tên gọi 'Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành'. 

Mục tiêu, đưa các sản phẩm rau, hoa, cà phê arabica và du lịch canh nông trở thành thương hiệu số một tại Việt Nam, từng bước lan tỏa thương hiệu đến thị trường quốc tế".

Xây dựng Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành thành thương hiệu quốc tế - Ảnh 3.

Cà phê Đà Lạt

Đến nay Lâm Đồng có 21 sản phẩm được đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu và đang phát huy uy tín thương hiệu, như: Rau Đà Lạt, Hoa Đà Lạt, Trà B’Lao, cà phê Arabica Langbiang, Cà phê Arabica Cầu Đất, cá nước lạnh Đà Lạt, tơ tằm Bảo Lộc, dâu tây, quả hồng...

Xây dựng Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành thành thương hiệu quốc tế - Ảnh 4.

Rau Đà Lạt

Rau Đà Lạt đến nay đã khẳng định được thương hiệu trong và ngoài nước. Không chỉ đảm bảo được sản lượng cung ứng cho cả nước và xuất khẩu, rau Đà Lạt còn nổi tiếng chất lượng. 

Nếu như cách đây 10 năm, nông sản Đà Lạt nằm trong số phận chung của nông sản Việt Nam "được mùa mất giá", thì hiện nay với chương trình hành động từ thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành", rau Đà Lạt đã có một chỗ đứng riêng vững chãi.

Xây dựng Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành thành thương hiệu quốc tế - Ảnh 5.

Hoa Đà Lạt

Bằng con đường liên kết với các đối tác ngay tại các thị trường xuất khẩu, người trồng hoa Đà Lạt mỗi năm đã đưa được hơn 300 triệu cành hoa xuất khẩu. Lượng hoa xuất khẩu chiếm 10% tổng sản lượng hoa của Đà Lạt (hơn 3 tỉ cành). 

Hoa từ vùng nông nghiệp Đà Lạt xuất khẩu nhiều nhất trong 3 năm trở lại đây, chủ yếu các loại hoa cắt cành như cúc, hồng, cẩm chướng… Các nước Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc,… được xác định là thị trường chính của hoa Đà Lạt. 

Xuất khẩu hoa nhiều nhất ở Nhật, chiếm 60% sản lượng xuất khẩu, Úc (3,2%), Đài Loan (3,1%), còn lại tập trung ở các nước như Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Philippines, Singapore, Nga, Campuchia. Trong 5 năm tới, sản lượng hoa xuất khẩu của Đà Lạt sẽ tăng 15% (400 triệu cành/năm) là mục tiêu của tỉnh Lâm Đồng.

Quảng bá nông sản ra thế giới

Trong thời gian tới, TP. Đà Lạt sẽ tiếp tục cấp quyền sử dụng cho các đơn vị sản xuất có các điều kiện sản xuất, chất lượng sản phẩm đáp ứng được quy định đã được xác lập khi xây dựng thương hiệu "Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành". 

Những đơn vị sản xuất được cấp quyền có quyền dùng thương hiệu này để quảng bá cho sản phẩm nông sản - du lịch của mình trong 3 năm.

Để thương hiệu Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành bay cao và bay xa hơn, đặc biệt thị trường quốc tế, trong thời gian tới tỉnh Lâm Đồng tiếp tục triển khai kế hoạch hành động phát triển và quảng bá thương hiệu Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành giai đoạn 2017-2020. 

Nghiên cứu, bổ sung thêm các hình thức truyên truyền, quảng bá mới, đảm bảo tính hiệu quả cao, có tác động lớn đến du khách và thị trường tiêu thụ nông sản chất lượng cao. Xác định rõ các hình thức quảng bá ấn tượng; lựa chọn thời điểm, cách thức triển khai các chương trình quảng bá phù hợp. 

Ưu tiên xây dựng chương trình quảng bá, tuyên truyền đến hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào các chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ, giúp nâng cao ý thức, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm; đồng thời quảng bá du lịch canh nông với chiến lược dài hạn.

Đối với sản phẩm rau: Tập trung quảng bá vào kênh bán lẻ hiện đại, siêu thị, siêu thị mini, thị trường trong nước và xuất khẩu. Quảng bá sản phẩm hoa qua các kênh tiêu thụ hoa hiện đại, siêu thị, shop hoa và xuất khẩu… 

Sản phẩm cà phê Arabica: quảng bá qua các quán cà phê trung và cao cấp, các hệ thống bán buôn, bán lẻ hiện đại, siêu thị, siêu thị mini, kết hợp chặt chẽ với tập đoàn cà phê như: UCC (Nhật Bản) và Starbucks (Hoa kỳ) trong việc cung cấp nguyên liệu cà phê nhân trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xây dựng Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành thành thương hiệu quốc tế - Ảnh 6.

Du lịch canh nông

Đối với du lịch canh nông: kết nối với các công ty lữ hành trong và ngoài nước khai thác lượng du khách quan tâm du lịch canh nông, hợp tác với các trường học, các chương trình du lịch tổ chức cho du khách tham gia những hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu, nghiên cứu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh truyền thông phạm vi quốc gia và quốc tế, để tạo bước nhảy vọt nhiều khu du lịch canh nông đẳng cấp quốc tế.


Xem thêm: mth.32324919090010202-et-couq-ueih-gnouht-hnaht-hnal-tad-ut-ueid-yk-hnit-tek-tal-ad-gnud-yax/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xây dựng 'Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành' thành thương hiệu quốc tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools