vĐồng tin tức tài chính 365

Hãng giao nhận đồ ăn của Đức đặt cược vào thị trường châu Á

2020-10-09 15:39

Hãng giao nhận đồ ăn của Đức đặt cược vào thị trường châu Á

Ricky Hồ - Lê Hiếu

(TBKTSG Online) - Delivery Hero đang có mặt ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp châu Âu, châu Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á. Thông qua chi nhánh Foodpanda ở Nhật Bản, Delivery Hero bắt đầu hoạt động từ giữa tháng 9 vừa rồi tại sáu thành phố của Nhật Bản, với hơn 1.000 đối tác nhà hàng.

Thông qua hãng giao nhận Foodpanda, Delivery Hero bước vào thị trường Nhật Bản trong kế hoạch tăng cường thâm nhập châu Á - Ảnh: Nikkei Asia

“Anh hùng giao nhận” đến từ nước Đức đang đẩy nhanh tiến độ sáp nhập với hãng giao nhận lớn nhất Hàn Quốc để mở rộng kinh doanh ở châu Á. Theo báo cáo của Delivery Hero, lượng đơn hàng của hãng trong quí 2 vừa rồi đạt 281 triệu với tổng giá trị 2,8 tỉ euro, khoảng 3,3 tỉ đô là - tăng 66% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ riêng tháng 6 khi dịch Covid-19 lên đỉnh điểm ở nhiều nước, tổng số đơn hàng của hãng đạt trên 100 triệu. Sơ bộ sáu tháng đầu năm, gã khổng lồ trong ngành giao nhận thức ăn xử lý 519 triệu đơn hàng với tổng giá trị lên tới 5,1 tỉ euro, khoảng 6 tỉ đô la.

Công ty đã thâu tóm Foodpanda, có trụ sở chính ở Singapore, vào năm 2016 và sau đó đã thâm nhập vào nhiều thị trường khác trong khu vực. Trong nửa đầu năm 2020, châu Á chiếm 43% trong tổng doanh số của Delivery Hero, với Malaysia, Thái Lan và Đài Loan là các thị trường chính.

Nhật Bản – thị trường thứ 13

Thâm nhập vào thị trường xứ sở hoa anh đào là bước đi mới nhất trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh tại châu Á của Delivery Hero. Việc nắm bắt được một phần trong thị trường đang phát triển của khu vực hiện đang ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các đối thủ cạnh tranh của họ cũng đang ráo riết làm tương tự.

Thị trường thứ 13 của Delivery Hero ở châu Á cũng có thể trở thành nguồn thu chính của hãng. Jakob Angele, giám đốc điều hành Foodpanda tại Singapore, nói với Nikkei Asia rằng Delivery Food vẫn còn rất nhiều cơ hội do mức độ thâm nhập thị trường của dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến ở Nhật Bản hiện vẫn còn tương đối thấp. Các đối thủ cạnh tranh của họ bao gồm Uber Eats và các công ty địa phương.

Các đối thủ từ châu Âu của công ty, Takaway.com của Hà Lan và Just Eat của Anh, đã sát nhập với nhau trong năm nay. Vào tháng 6 vừa qua, công ty hợp nhất mới này, với tên gọi Just Eat Takeaway.com, đã công bố một kế hoạch thâu tóm trị giá 7,3 tỉ đô la đối với công ty giao thức ăn khổng lồ Grubhub của Mỹ. Uber Technologies, công ty điều hành của thương hiệu Uber Eats trên toàn cầu, cũng được cho là đang cân nhắc việc thâu mua Grubhub.

Tại châu Á, thị trường giao hàng ở Trung Quốc hiện đang được thống trị bởi các nền tảng khổng lồ như Meituan Dianping và Ele.me, một công ty con của Alibaba Group Holding. Trong khi đó, các thị trường khác trong khu vực ít cạnh tranh hơn và có nhiều tiềm năng phát triển. Tổng giá trị hàng hóa của Delivery Hero trong khu vực đã tăng gấp gần 2,5 lần trong sáu tháng đầu năm 2020 so với năm trước, tỉ lệ tăng trưởng vượt bậc so với các thị trường khác của Delivery Hero. 

Ông Angele cho biết một trong những điểm mạnh của Foodpanda là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh hiệu quả và công nghệ hiện đại, giúp việc giao hàng thuận tiện và nhanh hơn. Ông cho biết: “Thông qua dữ liệu lớn, chúng tôi có thể tối ưu hóa đường đi và giao hàng. Ví dụ ở Đài Loan, thời gian trung bình cho một chuyến giao hàng là 18 phút, còn tại Nhật Bản là khoảng 25 phút”. Foodpanda cũng thực hiện dịch vụ “q-commerce”: giúp khách “đi chợ” mua các vật dụng hàng ngày từ cửa hàng tiện lợi hay siêu thị.

Doanh thu thực của các hãng giao đồ ăn chính trên thế giới trong 6 tháng đầu năm

Đẩy mạnh tiến độ mua Baemin

Một trong những kế hoạch quan trọng của Delivery Hero tại châu Á là thâu tóm Woowa Brothers. Đây là công ty điều hành ứng dụng giao đồ ăn Baedal Minjok – thường được biết đến với cái tên Baemin – với hơn 10 triệu đơn hàng trung bình mỗi tháng, lớn nhất ở Hàn Quốc. Thỏa thuận này, được công bố vào cuối năm ngoái, hiện vẫn đang chờ sự chấp thuận từ cơ quan quản lý.

Baemin có thế mạnh về công nghệ, về dữ liệu lớn. Một giám đốc điều hành của Woowa, yêu cầu giấu tên, đã nói Nikkei Asia rằng: “Chúng tôi đã đầu tư hàng trăm tỉ won để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của mình. Đây không phải là điều mà các đối thủ của chúng tôi có thể dễ dàng bắt kịp”.

Nếu thỏa thuận này thành công, Delivery Hero và Woowa sẽ thành lập một liên doanh để vận hành các hoạt động giao thức ăn trên toàn châu Á. Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Woowa, Kim Bong-jin, nói rằng: “Tôi và ban quản lý của Woowa Brothers luôn sẵn sàng mở rộng tầm phủ thị trường của Baemin, đưa kỹ năng quản lý và nhiều công nghệ thực phẩm khác mà chúng tôi đang sử dụng đi khắp châu Á”.

Tại Việt Nam, Baemin gặp thuận lợi trong kế hoạch mở rộng kinh doanh của mình. Năm 2018, Baemin thâm nhập thị trường TPHCM – nơi có cộng đồng người Hàn đông nhất ở châu Á với khoảng 150.000 người (thời điểm trước dịch). Tháng 7 vừa rồi, Baemin “Bắc tiến” bằng việc mở bếp ảo trung tâm (cloud kitchen) ở Hà Nội. Đây là điều mà ngay cả Gojek cũng phải e ngại bởi hiện giờ, trừ Grab ra, ngay cả siêu ứng dụng này vẫn chưa mở được bếp ảo tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam.

Thỏa thuận thành công cũng tạo bước đệm cho sự thâm nhập của Delivery Hero, thông qua Baemin, vào thị trường Việt Nam và các nước châu Á khác – một nhà phân tích công nghệ tại TPHCM nói.

CEO Foodpanda Jakob Angele: “Nhật Bản là thị trường tiềm năng cho các hãng giao nhận thức ăn trực tuyến” - Ảnh: Nikkei Asia

Mặt trận châu Á sôi động

Mô hình kinh doanh của các hãng giao đồ ăn trực tuyến khá tương đồng: nhận đơn hàng qua ứng dụng, thuê người giao hàng – chủ yếu là làm thời vụ, và thu chiết khấu của nhà hàng đến 30%. Khách thường dọ giá để kiếm nơi có khuyến mãi nhiều hơn.

Vì thế, tìm kiếm thêm đối tác nhà hàng và thu hút người dùng mới qua các chương trình khuyến mãi là những chiến lược tăng trưởng điển hình các hãng công nghệ lĩnh vực này sử dựng. Điều này cũng đồng nghĩa cần những khoản đầu tư lớn.

Ứng dụng đa dịch vụ Grab của Singapore và đối thủ Gojek của Indonesia đã triển khai các dịch vụ kinh doanh giao thức ăn trực tuyến ở nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Cả Grab hiện đang mở rộng hoạt động kinh doanh giao hàng tạp hóa thông qua các nhà bán lẻ đối tác. Gojek cũng tiến hành hợp nhất thương hiệu – nhập GoViet tại Việt Nam và xóa luôn tên ứng dụng Get ở Thái Lan – để tăng sức cạnh tranh trước Grab trong khu vực.

Ứng dụng nhắn tin Line của Nhật Bản cũng có dịch vụ giao đồ ăn mang tên Line Man ở Thái Lan, một nền tảng khá lớn ở quốc gia này. Line Man vào tháng 7 đã đưa ra thông báo rằng họ sẽ hợp nhất với Wongnai, một nền tảng đánh giá nhà hàng địa phương, nhằm mục tiêu mở rộng dịch vụ của mình để tiếp cận với nhiều người tiêu dùng hơn.

Tại châu Á, Delivery Hero đã báo cáo một khoản lỗ trị giá 229 triệu euro trong nửa đầu năm 2020. Nhưng Angele cho biết công ty vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào việc thu hút khách hàng tiềm năng. Ông cho biết: “Chúng tôi vẫn còn đang ở giai đoạn mà ưu tiên về việc phát triển và thu hút khách hàng thay vì lợi nhuận”.

Cạnh tranh đang trở nên gay gắt hơn trên thị trường giao nhận ở châu Á. Nhà tư vấn quản lý Sabrina Asyarafi thuộc hãng YCP Solidiance cho rằng chiến lược quan trọng hiện giờ là hợp tác với các nhà hàng và nhà bán lẻ. “Các nền tảng giao đồ ăn phải cung cấp kế hoạch rõ ràng cho lộ trình hợp tác bền vững. Chẳng hạn, đưa ra các ưu đãi khi đối tác đạt được một chỉ tiêu nào đó trên nền tảng của họ”.

Asyarafi cho biết thêm rằng từ góc độ của khách hàng thì một chiến lược quan trọng khác là cá nhân hóa. “Các nền tảng giao đồ ăn nên nỗ lực hơn nữa trong việc dự đoán nhu cầu, và đưa ra những chiến lược dựa trên việc thay đổi sở thích, tần suất và danh mục mua hàng trước đó cũng như hành vi của người tiêu dùng”, nhà tư vấn nói.

Xem thêm: lmth.a-uahc-gnourt-iht-oav-couc-tad-cud-auc-na-od-nahn-oaig-gnah/132903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hãng giao nhận đồ ăn của Đức đặt cược vào thị trường châu Á”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools