vĐồng tin tức tài chính 365

Hà Nội chi hơn 65.000 tỷ đồng làm tuyến metro số 5: Liệu có khả thi?

2020-10-09 22:03

Hà Nội đề xuất dùng 65.400 tỷ đồng đầu tư tuyến metro số 5

Tuyến tàu điện ngầm - metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc là 1 trong 9 tuyến metro của Hà Nội theo quy hoạch đến năm 2030 tầm nhìn 2050.

Metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc đi qua 7 quận, huyện; sẽ là tuyến đường sắt đô thị theo tiêu chuẩn đường đôi, điện khí hóa. Điểm đầu tại khu vực Văn Cao giao với đường Hoàng Hoa Thám. Điểm cuối là khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc.

Đề xuất chi hơn 65.000 tỷ đồng làm tuyến metro số 5 với 21 ga, trong đó có 6 ga ngầm, 14 ga trên mặt đất, 1 ga trên cao, TP Hà Nội dự kiến toàn tuyến sẽ khai thác khoảng 25 - 40 đoàn tàu, với vận tốc thiết kế khoảng 120 km/h; thời gian chờ tàu vào khoảng 3,3 phút. Dự kiến dự án tuyến metro số 5 sẽ được khởi công vào năm 2022 và đưa vào vận hành khai thác trong năm 2026.

Điều đặc biệt được cho là táo bạo, đột phá đó chính là việc Hà Nội muốn thông qua dự án này để xây dựng một ngành công nghiệp metro, nghĩa là Việt Nam sẽ làm từ A đến Z dự án này, từ thiết kế thi công, đến sản xuất tàu, vận hành và bảo trì bảo dưỡng…

Hà Nội chi hơn 65.000 tỷ đồng làm tuyến metro số 5: Liệu có khả thi? - Ảnh 1.

Phối cảnh Dự án Đường sắt đô thị tuyến số 5 Văn Cao - Hòa Lạc. (Ảnh: Báo Đầu tư)

"Tôi đánh giá rất cao ý tưởng của Hà Nội làm Metro số 5 này không phải chỉ để xây dựng tuyến metro, mà quan trọng hơn, Hà Nội muốn đề xuất rằng dùng kinh phí xây dựng tuyến metro đó đầu tư vào một cơ sở có thể sản xuất ra được toàn bộ các vật tư trang thiết bị để đầu tư xây dựng tuyến metro số 5 này. Nếu tuyến metro số 5 được hoàn thành, thì chúng ta có cả một ngành công nghiệp về sản xuất đường sắt đô thị. Và đó sẽ là cơ sở để chúng ta phát triển toàn bộ hệ thống mạng đường sắt đô thị trong tương lai", ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, nhận định.

TP Hà Nội cho rằng, tổng mức đầu tư hiện tại chỉ là dự kiến, sau khi báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thông qua, các cơ quan liên quan sẽ tổ chức lập, trình thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi theo đúng quy định.

Metro số 5 được xác định là tuyến đường sắt đô thị quan trọng bám theo trục đại lộ Thăng Long, sẽ kết nối với đô thị vệ tinh Hòa Lạc, khu công nghệ cao và nhiều trường Đại học. Do vậy, hướng đầu tư tuyến metro số 5 được TP Hà Nội đánh giá là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa thực tế trong tương lai.

Lấy gì để kỳ vọng vào tuyến metro số 5

Tại Hà Nội, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội (tuyến đường sắt đô thị số 3) khởi công từ năm 2006, đến nay đã 14 năm, chậm tiến độ hơn một thập kỷ so với kế hoạch. Còn dự án Cát Linh - Hà Đông khởi công tháng 10/2011, ban đầu dự kiến dự án hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại từ tháng 6/2015 đến nay cũng đã chậm tiến độ nửa thập kỷ. Vậy điều gì khiến chúng ta có thể tin tưởng và kỳ vọng vào tuyến metro mới này?

5 dự án đường sắt trên cao, metro ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đều có chung tình trạng đội vốn, chậm tiến độ… Người dân chưa một ngày được thụ hưởng để đánh giá về hiệu quả lưu thông của đường sắt đô thị, mà chỉ thấy hạ tầng giao thông ngày càng quá tải, thấy hệ lụy nhãn tiền từ các dự án chậm tiến độ, đó là đội vốn, ách tắc hạ tầng giao thông, công nghệ của các dự án đang dần lạc hậu, không bắt kịp với tốc độ tăng nhanh của dân số đô thị. Điều đó khiến nhiều người dân nghi ngại và không tin tưởng vào tính khả thi của dự án.

Hà Nội chi hơn 65.000 tỷ đồng làm tuyến metro số 5: Liệu có khả thi? - Ảnh 2.

5 dự án đường sắt trên cao, metro ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đều có chung tình trạng đội vốn, chậm tiến độ…

Dự án được thành phố Hà Nội tính toán có tổng mức đầu tư ước khoảng 65.400 tỷ đồng, được đề xuất đầu tư bằng ngân sách thành phố. Theo nhiều chuyên gia, tính khả thi vẫn là dấu hỏi lớn bởi thực tế, hai tuyến Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội đã 10 năm chưa xây dựng xong, thì dự án này chỉ trong 4 năm với 39km liệu có khả thi?

Tuy nhiên, nhiều người cũng muốn đặt niềm tin lại một lần nữa vào đề xuất được xem là táo bạo này, nhất là khi đề xuất có yếu tố Việt Nam sẽ tự làm metro và hình thành ngành công nghiệp metro.

Đây mới là dự án tiền khả thi đang được trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét. TP Hà Nội kỳ vọng, những điểm đột phá ở dự án này sẽ là tiền đề để hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị của thành phố trong tương lai.

Theo các chuyên gia giao thông đô thị, bất cứ một tuyến đường sắt đô thị nào ở Việt Nam từ khi thiết kế đến khi hoàn thành cũng mất từ 10 - 15 năm, vì đặc thù metro phải xây dựng trên nhiều tầng đất ngầm, cùng với đó là các dự án tại các đô thị lớn thường vướng mắc giải phóng mặt bằng dẫn đến tiến độ khó đảm bảo. Tuy nhiên, với một dự án metro có đặc thù riêng là nối Thủ đô Hà Nội với đô thị vệ tinh công nghệ cao Hòa Lạc, đồng thời kỳ vọng sẽ xây dựng được một ngành công nghiệp metro, xung quanh quan điểm này vẫn còn nhiều điều còn e dè, nhiều vấn đề cần xem xét.

Dự án metro số 5 là công trình đường sắt đô thị có chiều dài và quy mô vốn lớn nhất trong số 8 tuyến metro được quy hoạch triển khai tại Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2030. Dù là vốn đầu tư công hay kêu gọi xã hội hóa, việc nêu ra một phương án khả thi, tránh đội vốn và hoàn thành đúng hẹn để phục vụ người dân thủ đô mới là điều người Hà Nội mong mỏi.

Đoàn tàu Metro số 1 cập bến TP.HCMĐoàn tàu Metro số 1 cập bến TP.HCM

VTV.vn - Mất 2 tiếng đồng hồ để các chuyên gia thực hiện các công đoạn kỹ thuật đảm bảo an toàn, đoàn tàu Metro mới bắt đầu được bốc dỡ xuống cảng Khánh Hội, quận 4, TP.HCM.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Xem thêm: mth.39634128190010202-iht-ahk-oc-ueil-5-os-ortem-neyut-mal-gnod-yt-00056-noh-ihc-ion-ah/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hà Nội chi hơn 65.000 tỷ đồng làm tuyến metro số 5: Liệu có khả thi?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools