Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia tài chính về cách tạo thói quen tiết kiệm tiền khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Chấp nhận thay đổi lối sống
Nhà tư vấn tài chính Lacey Langford, người tự nhận là "Chuyên gia quản lý tài chính cho quân nhân" nói rằng, nếu bạn thấy chi phí hàng tuần và hàng tháng của mình bị thu hẹp, hãy thực hiện ngay việc cắt giảm bữa tối ở nhà hàng, hạn chế mua sắm và du lịch. Đồng thời, đừng coi đó là tình huống tạm thời, mà là một sự thay đổi lối sống lâu dài".
Phân tích thói quen chi tiêu của bạn trong lúc khó khăn, xác định những khoản chi tiêu nào quan trọng nhất và những khoản chi nào có thể loại trừ. Chẳng hạn, bạn đánh giá lại nhu cầu làm hội viên tại các phòng tập và có thể nhận ra rằng nó không thực sự cần thiết như trước giờ vẫn nghĩ và tiêu tiền vào đó. Bù lại, bạn có thể tập thể dục tại nhà hay ngoài trời.
Chuyên gia cũng khuyên bạn nên in sao kê ngân hàng để đánh dấu lại các chi phí quan trọng như tiền xăng, tiền thuê nhà bằng các màu khác nhau. Quan trọng hơn, hãy làm nổi bật số tiền bạn đã chi cho việc đi chơi hoặc những thứ bạn muốn. Sau đó, làm phép so sánh các chi phí mà bạn tiêu nhiều nhất và xem khoản chi này có nên tiếp tục hay không.
Bạn cần xem xét kỹ giữa nhu cầu và mong muốn để điều chỉnh ngân sách cho hợp lý. Chẳng hạn như các khoản phí xăng dầu sẽ là khoản tăng trở lại khi cần thiết. Nhưng bạn có thể tiết kiệm bằng cách không đăng ký thành viên phòng tập nữa.
Lên kế hoạch tiết kiệm
Để xây dựng thói quen tài chính tốt, bạn nên xác định mục đích cho kế hoạch tiết kiệm tiền của mình. Nếu không có mục đích về số tiền đã tích lũy, bạn có thể tiêu nó dễ dàng hơn.
Hãy nhìn vào những thứ bạn chưa tiết kiệm trước đây, chẳng hạn như quỹ khẩn cấp hoặc một khoản thanh toán khoản vay lớn. Tiền tiết kiệm có ý nghĩa và mục đích khiến bạn kiếm được nhiều tiền hơn. Đôi khi nhìn lại khoản đã tiết kiệm được trong lúc khó khăn sẽ là yếu tố thúc đẩy bạn tiết kiệm nhiều hơn trong tương lai.
Langford chia sẻ thêm: "Bạn phải nhớ rằng, tích lũy tiền tiết kiệm, sử dụng tiền tốt và thay đổi cuộc sống tài chính của mình đã là một phần thưởng to lớn".
Để giữ cho mục tiêu của mình đi đúng hướng, cô khuyên mọi người nên viết nó ra giấy hoặc sử dụng một công cụ trực tuyến để hỗ trợ khi muốn tiết kiệm. Cách dễ dàng như viết mục tiêu của bạn ra giấy và đặt nó vào tủ lạnh. Một cách khác là đặt lời nhắc trên điện thoại của bạn. Langford cho biết, việc sử dụng hệ thống thông báo có thể khiến mọi thứ trở nên khẩn cấp giúp ban để ý đến mục tiêu của mình.
Tránh thói quen "tôi xứng đáng".
Sau nhiều tháng nổ lực tiết kiệm đừng để mình rơi vào thói quen "tôi xứng đáng", Langford cảnh báo. Nhiều người từ lâu không làm những việc đã từng làm và nghĩ rằng mình nên được khen thưởng cho điều đó.
Cô giải thích thêm: "Điều này sẽ khiến bạn tuột dốc sau những khó khăn bạn phải đối mặt để tiết kiệm được số tiền đó. Điều quan trọng là phải thoát ra khỏi suy nghĩ này và tiếp tục tập trung vào mục tiêu mới."
Chuyên gia này cho rằng, tiêu tiền là quyền của mọi người, nhất là khi bạn đã làm việc chăm chỉ . Nhưng chỉ cần lưu ý đến cách bạn muốn tiêu tiền, hãy tiêu theo cách có giá trị với mình nhất."
Để tránh chi tiêu vô tội vạ, Langford gợi ý nên tạo ngân sách cho các khoản chi tiêu như quần áo mới, ăn uống và các hoạt động khác.
Nhìn chung, quy tắc quan trọng nhất của Langford là không làm cho mọi thứ phức tạp hơn mức cần thiết. "Qua tất cả những điều này, điều thực sự quan trọng là phải giữ mọi thứ thật đơn giản, cố gắng đừng ngược đãi bản thân," cô nói và cho rằng, mọi người đều đang làm tốt nhất có thể.
Bảo Thy (theo GMA)