Các đại biểu HĐND quận Thủ Đức biểu quyết thông qua nghị quyết về việc thành lập thành phố Thủ Đức - Ảnh: D.N.HÀ
Ngày 10-10, HĐND quận Thủ Đức đã thông qua chủ trương về sáp nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức thành TP Thủ Đức và tên của đơn vị mới.
Tại kỳ họp thứ 13, HĐND quận Thủ Đức khóa IV diễn ra ngày 10-10, 100% đại biểu HĐND quận đã thông qua chủ trương sáp nhập ba quận 2 quận 9, quận Thủ Đức thành TP Thủ Đức.
Việc thông qua này dựa trên kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn quận vào ngày 3-10 vừa qua tại tờ trình của UBND quận Thủ Đức. Theo đó, trên địa bàn quận Thủ Đức có hơn 196.000 cử tri, có 99,35% cử tri đi bỏ phiếu ý kiến về việc sáp nhập đơn vị hành chính.
Kết quả có 98,11% số phiếu đồng ý sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành đơn vị hành chính mới và 97,68% số phiếu đồng ý lấy tên đơn vị hành chính mới là thành phố Thủ Đức.
Tại kỳ họp, các đại biểu cho rằng cần tuyên truyền sâu rộng hơn cho người dân biết về những lợi ích của dân khi sáp nhập quận. Đồng thời, cần ưu tiên giải quyết những vấn đề dân sinh, quy hoạch mới phải lưu ý sự ổn định để bảo đảm quyền lợi của người dân.
Nghị quyết của HĐND quận Thủ Đức lưu ý trong quá trình thực hiện đề án thành lập thành phố Thủ Đức cần quan tâm đầu tư giải quyết các điểm ngập và ô nhiễm môi trường, xây dựng hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại.
Nghị quyết kiến nghị các sở, ngành của TP.HCM cần có sự thống nhất trong quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị để không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, khẩn trương triển khai các quy hoạch kéo dài.
Nghị quyết cũng đề cập đến việc phải ngăn chặn và xử lý các trường hợp xây dựng không phép, sai phép và có giải pháp căn cơ, hiệu quả để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và không phá vỡ quy hoạch.
Trước đó chiều 9-10, HĐND quận 2 và HĐND quận 9 đã thông qua chủ trương sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành đơn vị hành chính mới.
HĐND quận 2 cũng đã thông qua chủ trương sáp nhập hai phường Thủ Thiêm và An Khánh thành phường Thủ Thiêm mới, hai phường Bình An và Bình Khánh thành phường An Khánh mới.
TTO - Theo ông Phan Nguyễn Như Khuê, chính quyền cần lấy ý kiến người dân sâu rộng, không chỉ là vấn đề đồng ý hay không đồng ý mà cần lắng nghe cả hiến kế về cách làm và những vấn đề tương lai trong việc thành lập thành phố Thủ Đức.
Xem thêm: mth.29015314101010202-cud-uht-ohp-hnaht-pal-hnaht-gnourt-uhc-auq-gnoht-cud-uht-nauq-dndh/nv.ertiout