vĐồng tin tức tài chính 365

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa

2020-10-10 22:12

Trong nhiệm kỳ qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng phát triển các vùng nông sản hàng hóa tập trung, khuyến khích được người nông dân đầu tư khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, từ đó xây dựng thành công thương hiệu và giải quyết được bài toán đầu ra cho nông sản. Hiệu quả kinh tế đã đem lại cuộc sống mới cho nhiều địa bàn khó khăn, nhất là vùng có đông đồng bào các dân tộc thiểu số.

3ha chè sản xuất theo quy trình an toàn đã mang lại cho ông Phạm Văn Luận trên 500 triệu đồng mỗi năm, khoản thu gấp gần 4 lần so với trước.

Với người nông dân ở Tuyên Quang, khái niệm phát triển nông nghiệp hàng hóa đã không còn xa lạ khi các hộ trồng chè trong xã liên kết để cùng sản xuất theo quy trình an toàn, cùng tạo dựng thương hiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa - Ảnh 1.

Cây chè là cây trồng chủ lực của tỉnh Tuyên Quang.

Cách làm mới cũng đã giúp cây chè, loại cây trồng chủ lực, truyền thống, trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao và là cây giảm nghèo của người dân nơi đây.

Lúc ban đầu là 19 hộ, diện tích có 5ha, trong đó có 2 hộ khá thôi, còn lại là nghèo và cận nghèo. Cho đến nay,số diện tích đã tăng lên trên 30ha và số thành viên đến giờ là 66 thành viên. Số hộ nghèo giảm đi rất nhiều", ông Phạm Văn Luận, Giám đốc HTX Chè xanh Làng Bát, Hàm Yên, Tuyên Quang, cho biết.

Trên 7.000 ha cam của huyện Hàm Yên đang cho quả, đã có rất nhiều nỗ lực để giúp loại quả này trở thành 1 trong 50 trái cây đặc sản Việt Nam, lọt top 10 thương hiệu nổi tiếng, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước. Vụ quả vừa qua, thu nhập từ cam đã đem về cho địa phương này trên 700 tỷ đồng.

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa - Ảnh 2.

Phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa đang giúp nhiều bà con trong tỉnh vươn lên làm giàu.

Trong 5 năm, Tuyên Quang đã đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Điều này đã tạo ra động lực cho người dân phát triển các vùng nông sản chủ lực.

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành được vùng nông nghiệp hàng hóa với trên 167.000 ha, gồm cây chè, cam, mía, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Nông nghiệp hàng hóa đang tạo ra những thay đổi căn bản và tiếp tục là khâu đột phá trong nhiệm kỳ tới.

5 năm qua, thu nhập bình quân của người dân Tuyên Quang đã tăng từ 28 triệu đồng lên trên 44 triệu đồng. Phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa đang giúp nhiều bà con vươn lên làm giàu. Đây cũng là định hướng để đưa Tuyên Quang tiếp tục phát triển toàn diện, bền vững.

Số hóa nông nghiệp và bài học thực tiễn trên thế giớiSố hóa nông nghiệp và bài học thực tiễn trên thế giới

VTV.vn - Trong quá trình triển khai số hóa, không phải cứ bỏ tiền đầu tư là thu trái ngọt. Vậy cái gốc của số hóa nông nghiệp là gì và những bài học thực tiễn trên thế giới ra sao?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Xem thêm: mth.93834539101010202-aoh-gnah-peihgn-gnon-neirt-tahp-hnam-yad-gnauq-neyut/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools