vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp châu Âu thấp thỏm trước làn sóng Covid-19 thứ hai

2020-10-11 07:54

Doanh nghiệp châu Âu thấp thỏm trước làn sóng Covid-19 thứ hai

Khánh Lan

(TBKTSG Online) - Các doanh nghiệp châu Âu đang lo ngại những rủi ro gián đoạn kinh doanh khi làn sóng lây nhiễm Covid-19 đang mạnh dần lên. Các biện pháp phong tỏa mới có thể được trải rộng khắp châu Âu sau khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới hàng ngày ở khu vực này đạt mức kỷ lục mới 100.000 ca vào ngày 8-10, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu.

Gần đây, chính quyền thành phố Paris, Pháp đã yêu cầu đóng cửa các quán bar để kìm hãm đà lây lan của dịch Covid-19. Ảnh: AP.

Hy vọng nhường chỗ cho lo lắng

Các trung tâm dịch bệnh ở châu Âu giờ đây là Nga, Anh, Tây Ban Nha và Pháp, tất cả đều ghi nhận số ca nhiễm ít nhất 10.000 ca mỗi ngày trong những ngày gần đây.

Tháng 9 không phải là tháng tốt lành đối với Frédéric Moschetti, Giám đốc Công ty SMM Events (Pháp), chuyên cung cấp thiết bị cho các sự kiện lớn như Liên hoan Phim Cannes và các cuộc đua xe Công thức 1 Grand Prix. Sau khi có được một số công việc trong mùa hè này nhờ dịch Covid-19 tạm lắng xuống ngắn ngủi ở Pháp, cho phép mọi người đi du lịch và gặp gỡ, công ty ông bị hủy bốn hợp đồng trong vòng hai tuần gần đây.

“Tôi mất 200.000 euro chỉ trong nháy mắt. Tôi đã cố gắng giữ thái độ lạc quan nhưng đó thực là là một đòn giáng nặng nề”, Moschetti nói. Moschetti không phải là doanh nhân duy nhất gặp khó khăn khi làn sóng lây nhiễm virus SARS-CoV thứ hai đang càn quét qua châu Âu, khiến giới chức trách phải tái áp đặt các hạn chế mới đối với các cơ sở kinh doanh. Pháp, Tây Ban Nha và Đức đều đã triển khai các biện pháp kiểm soát đi lại và tụ tập nghiêm ngặt hơn trong những ngày gần đây.

Trong khi đó, Ý và Anh đang chuẩn bị đưa ra các biện pháp kiểm soát mới để kìm hãm số ca nhiễm đang tăng vọt trong làn sóng Covid-19 thứ hai. Các hạn chế hiện này gần ở mức tương đương với lúc cao điểm của tình trạng phong tỏa ở châu Âu hồi tháng 6, theo phân tích của Ngân hàng UBS.

Các lãnh đạo châu Âu đang quan sát dịch bệnh với tâm trạng lo lắng. Sau khi các nền kinh tế thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (các nền kinh tế châu Âu chiếm đa số), chứng kiến mức suy giảm kỷ lục 9,8% trong quí 2, nhiều doanh nghiệp cảm thấy tự tin hơn trong mùa hè khi hoạt động kinh doanh bật dậy nhờ các chính phủ nới lỏng phong tỏa.

“Chúng tôi nhận thấy dữ liệu kinh doanh của chúng tôi cải thiện trong mùa hè”,  Karl Gunther Deutsch, Giám đốc nghiên cứu ở Hiệp hội ngành công nghiệp Đức (BDI), nói.

Thông tin thu thập của Huq Industries, chuyên giám sát dữ liệu địa điểm di động theo thời gian thực, cho thấy lao động ở nhà máy và văn phòng tại Pháp và Tây Ban Nha bắt đầu trở lại làm việc hồi tháng 6 và tháng 7. Tại Đức, Pháp, Hà Lan và Anh, người đi làm bắt đầu sử dụng các phương tiện giao thông công cộng trở lại.

Trong một dấu hiệu cho thấy niềm tin của giới doanh nghiệp bắt đầu tăng lên, 2/3 doanh nghiệp Pháp cho biết họ không ngần ngại sử dụng các khoản vay khẩn cấp từ chính phủ, theo  Fabrice Le Saché, Phó Chủ tịch Liên đoàn các doanh nghiệp Pháp (Medef).

Ông nói: “Trong tháng 8, chúng tôi đã thực hiện các cuộc khảo sát cho thấy 76% giám đốc điều hành bày tỏ thái độ khá tích cực về đầu tư và tuyển dụng”

Tuy nhiên, giờ đây, các hy vọng về việc động lực phục hồi trong mùa hè sẽ mạnh thêm đang nhường chỗ cho nỗi lo lắng cho mùa đông sắp tới. Mức suy giảm trong ngành dịch vụ ở khu vực sử dụng đồng euro vào tháng trước là dấu hiệu đe dọa mới nhất đối với nền kinh tế của khu vực này.

Không muốn lặp lại lệnh phong tỏa nghiêm ngặt

Pierre-André de Chalendar, Giám đốc điều hành Tập đoàn  kinh doanh vật liệu xây dựng Saint-Gobain (Pháp) lo ngại làn sóng lây nhiễm Covid-19 sẽ nghiêm trọng hơn. Sau khi chứng kiến doanh thu của công ty suy giảm 19% trong quí 2, ông Chalender cho biết hoạt động kinh doanh đã quay trở lại bình thường trong quí 3.

Trong khi tỷ lệ lây nhiễm ở mỗi nước khác nhau, doanh nghiệp khắp châu Âu hy vọng các chính phủ trong khu vực sẽ giữ cam kết tránh lặp lại chính sách phong tỏa nghiêm ngặt làm tê liệt toàn bộ các hoạt động kinh doanh vào hồi đầu năm nay.

“Tôi hy vọng các chính phủ sẽ phản ứng ở mức hợp lý nếu làn sóng lây nhiễm thứ hai nghiêm trọng hơn. Chúng tôi không muốn tình trạng phong tỏa tương tự như trong tháng 4 và tháng 5. Chúng tôi không đủ sức chịu nổi tình trạng đó”.

Ilham Kadri, Giám đốc Công ty hóa chất và vật liệu Solvay (Bỉ), có doanh thu suy giảm gần 20% trong quí 2, cũng nhất trí với ý kiến này. Dù một phần khách hàng của Solvay bao gồm các công ty trong ngành công nghiệp hàng không vẫn chưa thoát ra khỏi các khó khăn, việc quay trở lại làm việc ở các nhà máy khắp châu Âu mang lại cho công ty này hy vọng sẽ nhìn thấy ánh sáng trong quí 4, trừ khi giới chức trách triển khai đợt phong tỏa nghiêm ngặt khác.

Nhưng một số doanh nghiệp khác lo ngại dù lệnh phong tỏa chỉ triển khai ở mức hạn chế, điều này cũng có nguy cơ hủy hoại niềm tin mong manh của người tiêu dùng chỉ vừa mới bén rễ trong vài tuần của mùa hè này.

Hàng triệu doanh nghiệp nhỏ trong ngành  giải trí, du lịch, khách hàng và nhà hàng của châu Âu, bắt đầu cảm nhận tác động của các lệnh yêu cầu đóng cửa sớm nhà hàng, quán bar ở nhiều nước trong khu vực, đó là chưa kể lệnh đóng cửa quán bar mới đây ở Paris.

Đối với Jens Zimmer Christensen, Chủ tịch Hiệp hội nhà hàng, quán café và quán ra châu Âu (Hotrec), nói: “Khi các nhà hàng đóng cửa, mọi người sẽ sợ hãi. Đóng cửa nhà hàng và quán bar sớm nghĩa là mọi người sẽ hạn chế đi ra ngoài".

Lượng đơn đặt phòng khách sạn ở Pháp (đường màu xanh dương), Ý (màu đỏ) và Anh (xanh biển) suy giảm trở lại trong những tuần gần đây sau khi phục hồi ngắn ngủi trong mùa hè. Ảnh: Financial Times

Ngành sản xuất chống chọi tốt hơn

Dù ngành công nghiệp của châu Âu cũng bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm niềm tin của doanh nghiệp, có một số dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất sẽ chống chọi làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai tốt hơn đợt lây nhiễm đầu tiên.

“Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là ngành công nghiệp cải thiện trong hai tháng qua. Hầu hết khách hàng của chúng tôi cho biết họ hy vọng tình hình kinh doanh sẽ tốt hơn nhiều trong năm tới”, Tony Smurfit, Giám đốc điều hành Smurfit Kappa, công ty sản xuất bao bì giấy lớn nhất châu Âu, nói.

Ilham Kadri, Giám đốc Công ty hóa chất và vật liệu Solvay, cho biết nhu cầu các khách hàng trong ngành công nghiệp ô tô đang ổn định, trong khi đó, ngành điện tử tiếp tục được hưởng lợi nhờ cuộc chuyển đổi số hóa đang diễn ra”.

Đợt lây nhiễm Covid-19 đầu tiên đã giúp nhiều doanh nghiệp có những điều chỉnh hữu ích. Đối với các nhà sản xuất, các quy trình bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất đã được thiết lập trong mùa xuân và sẽ càng được củng cố hơn khi các biện pháp phong tỏa quay trở lại.

“Dù tình hình hiện nay đã tốt hơn , chúng tôi quyết định duy trì đội ngũ quản lý khủng hoảng để chuẩn bị ứng phó làn sóng phong tỏa mới”, Henrik Ehrnrooth, Giám đốc điều hành Công ty Kone (Phần Lan), một trong những nhà sản xuất thang máy và thang cuốn lớn nhất thế giới, nói.

Cả Kone lẫn Tập đoàn Saint-Gobain đều cho biết cấu trúc quản lý phi tập trung của họ sẽ là yếu tố quan trọng để  giúp họ ứng phó làn sóng Covid-19 thứ hai vì mức độ phong tỏa không chỉ khác nhau ở mỗi nước và cả ở mỗi thành phố.

“Nếu chúng tôi chờ các quyết định và chỉ đạo từ Phần Lan, chúng tôi sẽ chậm trễ nhiều bước”, Ehrnrooth nói.
Khi các doanh nghiệp chuẩn bị ứng phó nguy cơ gián đoạn sản xuất, có nhiều mối lo ngại cấp bách hơn. Nhiều doanh nghiệp sợ rằng ngay cả các biện pháp an toàn và xét nghiệm gắt gao nhất cũng không thể loại bỏ tất cả rủi ro khi dịch cúm mùa trong mùa đông đang đến giữa làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai.

“Một trong những rủi ro lớn nhất đối với chúng tôi trong làn sóng lây nhiễm thứ hai là công nhân nghỉ làm không có lý do”, Tony Smurfit, Giám đốc điều hành Smurfit Kappa, bày tỏ. Smurfit Kappa đang nhận được đơn hàng dồn dập từ các khách hàng thương mại điện tử trước mùa Giáng sinh. Smurfit nói: “Tôi lo ngại chúng tôi sẽ không đủ người để đáp ứng nhu cầu trong quí 4 vì khi mọi người bị mắc cảm cúm thông thường, họ sẽ nghĩ rằng họ đang bị nhiễm virus SARS-CoV-2”.

Theo Financial Times

Xem thêm: lmth.iah-uht-91-divoc-gnos-nal-court-moht-paht-ua-uahc-peihgn-hnaod/862903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp châu Âu thấp thỏm trước làn sóng Covid-19 thứ hai”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools