vĐồng tin tức tài chính 365

Tọa đàm: Doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm vượt “bão” Covid-19

2020-10-12 11:04

Sáng 12-10, Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm "Chia sẻ kinh nghiệm vượt "bão" Covid-19 và những đề xuất từ các doanh nghiệp" nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10 với sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp trong các lĩnh vực.

Phát biểu tại tọa đàm, TS Tô Đình Tuân, Tổng biên tập Báo Người Lao Động, cho biết đại dịch Covid-19 khiến rất nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn. Theo kết quả thống kê khoảng 7 tháng đầu năm, riêng tại TP HCM có khoảng 21.000 DN phá sản, trong đó phần lớn do ảnh hưởng của đại dịch. Dù vậy, vẫn có những DN xoay sở vượt khó, có sáng kiến để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh. Đây là quyết tâm rất cao của các DN, doanh nhân, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần nhường cơm sẻ áo, chia sẻ với cộng đồng, với xã hội là rất lớn…

"Như trong lĩnh vực xuất khẩu, đến nay xuất siêu của Việt Nam đã đạt gần 20 tỉ USD, có những DN chuyên xuất khẩu trái cây đi các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật… Nếu vượt qua được sẽ có cơ hội rất lớn trong tương lai. Tinh thần nhẫn nại của doanh nhân, DN Việt Nam sẽ giúp họ vượt qua giông bão. Và nếu các DN gắn kết chặt chẽ, chia sẻ lẫn nhau mạnh mẽ hơn, biến những DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm đa số, trong tương lai trở thành những DN và siêu lớn. Đó là ước mơ, và phải biến ước mơ đó thành sự thật" - TS Tô Đình Tuân nói.

Tọa đàm: Doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm vượt “bão” Covid-19 - Ảnh 1.

TS Tô Đình Tuân, Tổng biên tập Báo Người Lao Động, phát biểu tại tọa đàm và chúc mừng các doanh nghiệp, doanh nhân nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10

Chia sẻ về tọa đàm hôm nay, Tổng biên tập Báo Người Lao Động cũng chúc mừng các DN, doanh nhân nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10, đồng thời, kỳ vọng tọa đàm sẽ góp phần tạo ra tiếng nói, là nơi để các DN chia sẻ câu chuyện riêng của mình, cũng như kiến nghị chính sách…

Ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Du ngoạn Việt, cho hay một trong những bí quyết được ông thực hiện từ nhiều năm qua là "không bỏ trứng vào một giỏ". Đại dịch Covid-19 tác động nặng nề tới kinh tế toàn cầu, buộc bản thân từng DN phải thích nghi để vượt qua khó khăn.

Tọa đàm: Doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm vượt “bão” Covid-19 - Ảnh 2.

Ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Du ngoạn Việt

Để ứng phó với đại dịch, Công ty Du ngoạn Việt đã ngay lập tức chuyển đổi cơ cấu dòng khách từ phổ thông sang phân khúc khách cao cấp. DN trước đây chuyên phục vụ khách quốc tế, nhưng khi thị trường khách này đóng cửa đã chuyển sang đào tạo thêm cho cán bộ nhân viên để tập trung phục vụ khách nội địa tốt hơn. Đầu tư thêm một số sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của từng dòng khách, từng phân khúc khách...

"Như tour trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khách đi tour chuyển sang các nhóm nhỏ từ 4-6-8 người, ngồi trên thuyền được nghe nhạc, có phần ăn riêng… Hay một resort 5 sao của chúng tôi ở Tiền Giang sau chuyển đổi vẫn tiếp tục đón du khách, đến giờ này lượng khách đặt phòng thường xuyên hơn" – ông Phan Xuân Anh nói.

Chủ doanh nghiệp du lịch này bộc bạch một trong những điều quan trọng và tự hào Du ngoạn Việt làm được lúc này là giữ cho được đội ngũ nhân viên của mình, nhất là nguồn lực nhân sự trung cao cấp để chuẩn bị cho tương lai, khi ngành du lịch hồi phục trở lại.

Tọa đàm: Doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm vượt “bão” Covid-19 - Ảnh 3.

Tọa đàm "Chia sẻ kinh nghiệm vượt "bão" Covid-19 và những đề xuất từ các doanh nghiệp" do Báo Người Lao Động tổ chức

Một doanh nghiệp khác trong ngành du lịch đã có sự nhanh nhạy, xoay trở thành công và đến giờ đã có những bước đầu lạc quan là công ty Du lịch Việt. Ông Trần Văn Long, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt, kể đại dịch khiến công ty điêu đứng, từ hơn 1.000 nhân sự cho các chuỗi lữ hành, nhà hàng, khách sạn… chỉ còn vài chục người.

"Mỗi ngày, từng nhân sự nghỉ việc. Để cầm cự, chúng tôi phải bán từng cái nhà, bán từng chiếc xe… nhưng dịch vẫn tiếp diễn nên bài toán ứng phó là không dễ. Mục tiêu làm cách nào để nhân viên có việc làm, không phải nghỉ việc trở thành cốt lõi. Vậy là chúng tôi làm thêm việc bán dưa hấu giải cứu, bán nước rửa tay, bán gạo… nhưng cũng không dễ. Sau đó, một công ty khác của chúng tôi là Ecom Net trước đây chỉ chuyên đầu tư nay được tập trung cho hoạt động khác là sản xuất khẩu trang" - ông Trần Văn Long nói.

Tọa đàm: Doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm vượt “bão” Covid-19 - Ảnh 4.

Ông Trần Văn Long, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt

Với những nỗ lực sản xuất khẩu trang, từ việc nhập những chiếc máy đầu tiên, rồi tìm nguồn nguyên liệu, tìm thị trường… Đến giờ, Ecom Net đã xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế, găng tay sang Mỹ với những đơn hàng lớn, đáp ứng các tiêu chuẩn, bộ tiêu chí cho sản phẩm xuất khẩu.

"Vừa rồi, Ecom Net đã ký được hợp đồng cung cấp khẩu trang, thiết bị bảo hộ y tế cho hơn 300 bệnh viện ở Mỹ; nhân sự của công ty du lịch trước đây giờ cũng đã quay trở lại khoảng 50%-60%, doanh nghiệp đang dần ổn định trở lại" – ông Trần Văn Long chia sẻ.

Ông Võ Văn Khang, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh, dẫn thực tế 620.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản bị phá sản, ngừng hoạt động trong giai đoạn dịch bệnh để thấy rằng doanh nghiệp muốn tồn tại, phải linh động, năng động ứng phó với khó khăn chung.

Về kinh nghiệm riêng của Hưng Thịnh, ông Khang cho rằng trong điều kiện giãn cách xã hội, việc bảo đảm điều hành trong kênh nội bộ và duy trì các kênh với khách hàng, đối tác một cách liên tục, hiệu quả là yếu tố cực kỳ quan trọng. "Hai năm trước, nhờ tiến hành chuyển đổi số nên khi đại dịch xảy ra, chúng tôi chuyển đổi rất nhanh trong công tác điều hành và duy trì kênh liên lạc, hiệu quả lao động không hề giảm"- ông Khang cho hay.

Tọa đàm: Doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm vượt “bão” Covid-19 - Ảnh 5.

Ông Võ Văn Khang, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh

Lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh cũng nhấn mạnh vấn đề tối ưu hóa nguồn lực đối với một doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh. Nhờ tái cấu trúc từ 2 năm trước khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn, doanh nghiệp đã nhanh chóng có bức tranh tổng thể, từ đó lựa chọn được phân khúc phù hợp để dồn nguồn lực vào. Nhờ vậy, doanh nghiệp không bị giảm doanh số bán hàng, đồng thời dự án đầu tư cũng liên tục tăng mạnh. Đáng lưu ý, Hưng Thịnh không cắt giảm nhân sự trong giai đoạn dịch bệnh mà nguồn nhân lực còn tăng 8% so với năm 2019, đặc biệt là nhân sự trung và cao cấp.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T, kể lại kinh nghiệm vượt bão của DN mình: "Khi dịch Covid-19 bùng phát đợt đầu và tập trung chủ yếu từ Trung Quốc, những thị trường xuất khẩu của chúng tôi hầu như chưa ảnh hưởng, không tránh khỏi tư tưởng chủ quan".

Tọa đàm: Doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm vượt “bão” Covid-19 - Ảnh 6.

ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T

Tuy nhiên, sớm nhận ra tác động của đại dịch đã lan tới toàn cầu và đằng sau DN là hàng ngàn hộ nông dân, lãnh đạo Vina T&T đã nhanh chóng có giải pháp ứng phó. "Câu hỏi là nếu dịch bệnh xảy ra ở những thị trường xuất khẩu của công ty thì sẽ như thế nào? Không thể bán hàng ở nội địa và cũng không chuyển hướng sang Trung Quốc được. Lúc đó, tôi suy nghĩ phải gặp gỡ nông dân, nói họ hy sinh, tạm thời điều chỉnh để không cho ra trái và họ rất đồng cảm, chấp nhận. Tôi cũng tin rằng thời điểm đầu bùng phát dịch, có thể các thị trường ngưng nhập khẩu nhưng nếu sống chung lâu dài, họ vẫn phải tiêu thụ để phục vụ nhu cầu. Rất may là mọi việc đã đi đúng hướng" - ông Tùng kể.

Chủ tịch Vina T&T bày tỏ cảm ơn Chính phủ khi đã rất nỗ lực trong việc xử lý những vướng mắc để đưa chuyên gia Mỹ về Việt Nam, giúp doanh nghiệp có thể xuất khẩu trái cây sang Mỹ.

Xem thêm: mth.9684510121010202-91-divoc-oab-touv-meihgn-hnik-es-aihc-nahn-hnaod-mad-aot/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tọa đàm: Doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm vượt “bão” Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools