Bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều sản phẩm, hàng hóa ở Cần Thơ vẫn đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: Phi lê đông lạnh tăng 18,81%, ximăng tăng 42,4%…; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,50% so với cùng kỳ năm 2019.
Chiều ngày 12.10, Chi nhánh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) đã tổ chức hội thảo Bản lĩnh doanh nhân ĐBSCL ứng phó, phục hồi, phát triển trong và sau đại dịch COVID-19.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết: “Chúng ta đang chịu trận dịch lớn nhất từ trước đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, đã làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Việt Nam và ĐBSCL đang chịu sự tác động gia tăng của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đang thể hiện qua các năm như hạn mặn, triều cường, sạt lỡ... Song song đó, các Hiệp định thương mại quốc tế, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang hướng đến ĐBSCL, sự quan tâm đầu tư của Chính phủ trong phát triển kinh tế xã hội... là những cơ hội lớn cho doanh nghiệp và phát triển vùng”.
Cũng tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ – Dương Tấn Hiển cho rằng, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng, tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế và các mặt đời sống xã hội; các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều sụt giảm so với 9 tháng đầu năm 2019...
Tuy nhiên, bằng nỗ lực phấn đấu vươn lên của của cộng đồng doanh nghiệp, cùng với sự quyết liệt trong việc triển khai thực hiện mục tiêu kép do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, các địa phương trong vùng ĐBSCL nói chung và TP.Cần Thơ nói riêng vừa triển khai công tác phòng chống dịch, kiểm soát, khống chế không để dịch COVID-19 lay lan; vừa triển khai các giải pháp duy trì các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có những giải pháp kịp thời hỗ trợ đúng các đối tượng bị ảnh hưởng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, khởi động lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bước đầu đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tính riêng số lượng doanh nghiệp ĐBSCL đăng ký thành lập trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 101% so với cùng kỳ năm 2019, giải quyết 10% lực lượng lao động cả nước...
Tại Cần Thơ, UBND TP kịp thời triển khai các giải pháp then chốt vừa thực hiện phòng, chống dịch vừa đảm bảo hoạt động kinh tế bám sát chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cơ bản đạt được một số kết quả nhất định, nhiều sản phẩm, hàng hóa vẫn đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: Phi lê đông lạnh tăng 18,81%, ximăng tăng 42,4%…; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,50% so với cùng kỳ năm 2019.
Cũng theo ông Hiển, trong 9 tháng đầu năm, thành phố có 1.155 doanh nghiệp với tổng vốn 9.015 tỉ đồng, đạt bình quân 5,8 tỉ/doanh nghiệp, nâng tổng số lũy kế doanh nghiệp trên địa bàn 9.078 doanh nghiệp và 2.250 chi nhánh, văn phòng đại diện đang hoạt động, vốn đăng ký trên 80.000 tỉ đồng. Tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong nền kinh tế là 10% (cao hơn mức trung bình của vùng ĐBSCL là 7%).
“Thành phố hiện có 439 dự án đầu tư đang hoạt động, trong đó có 103 dự án ngoài khu công nghiệp với số vốn đăng ký đạt 115.028 tỉ đồng; 85 dự án (FDl) với số vốn đăng ký 752,4 triệu USD; 251 dự án trong khu công nghiệp với số vốn đăng ký 1,766 tỉ USD” - ông Hiển thông tin thêm.
Xem thêm: odl.093448-53-gnat-oht-nac-o-man-uad-gnaht-9-ipc-91-divoc-pahc-tab/et-hnik/nv.gnodoal