Tại hội thảo “Kinh tế số: tác động, cơ hội và khả năng tận dụng của Việt Nam”, tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết, hiện nay trên cả nước chỉ có 12 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để giúp thực hiện các giao dịch trên mạng, dịch vụ công trực tuyến đối với các dịch vụ ngành thuế, hải quan, bảo hiểm…
Nền kinh tế số còn nhiều thách thức do người dân vẫn sử dụng thẻ ATM để rút tiền mặt ra xài thay vì dùng thanh toán |
Riêng ở các bộ, ngành thì việc phát triển kinh tế số còn chậm, chỉ có một số ngành như tài chính, bảo hiểm xã hội, văn hóa – thể thao – du lịch là có chú trọng đầu tư để phục vụ hoạt động chuyên môn. Gần đây, chính phủ điện tử được đẩy mạnh, thế nhưng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công điện tử vẫn rất thấp, chỉ 20-30%, phần còn lại đều là giao dịch trực tiếp.
Trong những năm qua, thanh toán điện tử tăng nhanh về số lượng và giá trị. Đến nay có 95% số thu hải quan được thực hiện qua ngân hàng, 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử, 90% thanh toán tiền điện trực tuyến…
Nhìn chung, số lượng thanh toán điện tử tăng 30%, giá trị giao dịch tăng 18%, thanh toán qua internet tăng 23,8%. Tuy nhiên, các giao dịch qua ATM vẫn chủ yếu là giao dịch rút tiền mặt, doanh số sử dụng của thẻ nội địa, doanh số rút tiền mặt/ATM vẫn tăng qua các năm, điều đó cho thấy thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn còn rất phổ biến. Phần lớn người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt khi nhận hàng với 90% đối tượng cho biết có sử dụng phương thức này, tiếp theo là khoảng 50% sử dụng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, chỉ có 20% người sử dụng các loại thẻ thanh toán.
Theo tiến sĩ Nguyễn Tú Anh – Vụ trưởng Vụ kinh tế Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế số, các doanh nghiệp và người dân ngại áp dụng là do an toàn, an ninh mạng chưa được đảm bảo, các hình thức thanh toán điện tử còn hạn chế, chưa có phương thức giảm thiểu tác động tích cực và quản lý hiệu quả để ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, thông tin giả, độc hại… Việc đấu tranh với tội phạm, đảm bảo an ninh mạng còn nhiều thách thức.
Ngoài ra, việc quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, hành chính còn nặng nề, chưa theo kịp diễn biến thực tế và yêu cầu ứng dụng các công nghệ mới; sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành với các địa phương chưa chặt chẽ, nhiều khó khăn, vướng mắc chậm tháo gỡ… cũng là nguyên nhân.
Thanh Hoa
Xem thêm: lmth.2179141a-tam-neit-gnab-art-ial-gnuhn-gnam-auq-gnah-aum-nad-iougn-09/nv.moc.enilnounuhp.www