vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh doanh thua lỗ, chủ khách sạn muốn thoái vốn

2020-10-14 13:01

Kinh doanh thua lỗ, chủ khách sạn muốn thoái vốn

Đào Loan

(TBKTSG Online) - Trong tám tháng vừa qua, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn rất thấp, giá phòng cũng giảm, gây thiệt hại đáng kể cho các khách sạn. Hoạt động kinh doanh bị sụt giảm có thể khiến một số chủ sở hữu mất khả năng chi trả các khoản vay, dẫn đến nhu cầu thoái vốn khỏi các tài sản đang nắm giữ.

Trên thị trường hiện đang có nhiều tin tức về làn sóng “bán tháo” khách sạn. Hầu hết trong đó là các khách sạn quy mô nhỏ, khách sạn gia đình được tự vận hành bởi chủ sở hữu, chưa nhận thấy làn sóng thoái vốn với khách sạn thuộc phân khúc cao cấp 4-5 sao quốc tế.

Một khách sạn đã trả lại mặt bằng tại TPHCM. Ảnh: Đào Loan

Người mua nước ngoài quan tâm

Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương, phần lớn các khách sạn đang rơi vào tình trạng thua lỗ do công suất phòng và giá cho thuê bị sụt giảm mạnh. Trong tháng 8 vừa qua, với phân khúc cao cấp, tỷ lệ lấp đầy trung bình chỉ đạt dưới 20%, tức giảm gần 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, công suất bình quân ở TPHCM là 14% và Hà Nội là 24%.

Trong tám tháng đầu năm nay, giá phòng trung bình giảm 10% so với cùng kỳ năm 2019, gây thiệt hại đáng kể cho các khách sạn. Hoạt động kinh doanh bị sụt giảm có thể khiến một số chủ sở hữu mất khả năng chi trả các khoản vay, dẫn đến nhu cầu thoái vốn khỏi các tài sản đang nắm giữ.

Một số doanh nhân cho rằng, thông thường, khách sạn khó có lợi nhuận nếu tỷ lệ lấp đầy phòng dưới 50%.

Theo ông Gasparotti, thị trường hiện có nhiều tin tức về làn sóng “bán tháo” khách sạn nhưng hầu hết là những khách sạn quy mô nhỏ, khách sạn gia đình được tự vận hành bởi các chủ sở hữu, không đủ tiềm lực tài chính để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

"Với khách sạn thuộc phân khúc cao cấp 4-5 sao quốc tế, chúng tôi vẫn chưa nhận thấy làn sóng thoái vốn", ông cung cấp thông tin nhân sự kiện Hội ngộ chuyên gia, sự kiện diễn ra vào cuối tuần trước, dành cho các chủ đầu tư, đơn vị trong ngành bất động sản trao đổi và cập nhật tình hình mới nhất về du lịch Việt Nam cùng các xu hướng mới.

Theo đó, có hai nguyên nhân chính khiến "làn sóng" bán tháo chưa xảy ra ở phân khúc này. Đó là, do phần lớn chủ sở hữu của các dự án lớn có nền tảng tài chính vững chắc, có thể tiếp tục hỗ trợ hoạt động kinh doanh vượt qua giai đoạn khó khăn. Thêm vào đó, trong những năm trước, ngành khách sạn làm ăn rất tốt nên một số khách sạn lớn có đủ tích luỹ để trang trải chi phí trong giai đoạn hiện tại.

Tuy nhiên, không có chuyện gì là không thể xảy ra. Doanh nhân này nhận định, trong thời gian tới, các chủ sở hữu của phân khúc cao cấp 4-5 sao quốc tế có thể sẽ cởi mở hơn trong việc đàm phán chuyển nhượng tài sản thay vì đòi hỏi mức giá rất cao như trước đây.

Một số ý kiến khác cũng nhận xét tương tự, cho rằng tuy không quá ồ ạt nhưng tình trạng rao bán khách sạn đang diễn ra trên thị trường và đã những người mua từ nước ngoài quan tâm đến các bất động sản này.

Theo ông Kenneth Atkinson, nhà sáng lập, nhà tư vấn cấp cao của Công ty Grant Thornton (Việt Nam), tác động của Covid-18 đã làm nhiều khách sạn đóng cửa; đặc biệt có những khách sạn, gồm cả cơ sở nhỏ và cao cấp phải rao bán nhưng người bán lại đang giữ giá như ở thời điểm chưa xảy ra Covid-19.

Doanh nhân này cho rằng, hiện giao dịch trên thị trường mua - bán khách sạn chưa rõ ràng nhưng có vẻ như một số giao dịch đang được xử lý trực tiếp bởi người ngân hàng, đơn vị cung cấp các khoản vay. Thêm vào đó, hiện người mua ở nước ngoài cũng quan tâm đến thị trường này nhưng chưa có những chuyển động cụ thể, cũng do những vấn đề giá cả và tình trạng đi lại quốc tế vẫn còn hạn chế.

Du khách vui chơi trước một khu nghỉ dưỡng ở Phan Thiết. Ảnh: Đào Loan

Năm 2021 vẫn rất gian nan

Thị trường khách sạn hồi phục sớm hay muộn tùy thuộc vào sự phục hồi của thị trường du lịch nói chung. Tuy nhiên, theo thông tin dự báo từ nhiều nguồn, có vẻ như sau một năm 2020 đầy gian nan thì năm 2021 tới cũng sẽ không mấy bằng phẳng với giới kinh doanh lưu trú.

Theo thông tin từ Công ty Grant Thornton (Việt Nam), dự báo cho ngành du lịch Việt Nam trong năm 2021 tuy tích cực hơn năm nay nhưng các chỉ số về lượng khách du lịch vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2019, thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra.

Grant Thornton cho rằng, kịch bản lạc quan nhất, lượng khách quốc tế sẽ đạt từ 10-12 triệu lượt; mức trung bình từ 8-10 triệu lượt khách còn bi quan nhất, ngành du lịch sẽ chỉ nhận được từ 6-8 triệu lượt. Với thị trường nội địa, lượng khách ước chừng sẽ đạt từ 50-60 triệu lượt.

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, vào năm ngoái, cả nước đón 18 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 85 triệu lượt khách nội địa. Trong 8 tháng qua, lượng khách quốc tế đã giảm 66,6%, chỉ còn hơn 3,77 triệu lượt. Dự báo, nếu có thể mở cửa đón khách du lịch quốc tế vào quí 4 này, lượng khách đến cho cả năm cũng chỉ đạt từ 4 - 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay, tức giảm từ 13,5 - 14 triệu lượt so với năm ngoái.

Tuy nhiên, ông Mauro Gasparotti cho rằng, thị trường hoàn toàn không chỉ có màu xám. Nhờ vào các biện pháp ứng phó với đại dịch hiệu quả của chính phủ, nhu cầu du lịch nội địa đang dần khôi phục trở lại. Nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng vẫn nhận được yêu cầu đặt phòng cho tháng 9 và 10, mở đầu cho quá trình hồi phục sau làn sóng Covid-19 thứ hai.

"Chúng tôi vẫn đánh giá ngành du lịch Việt Nam sẽ hồi phục nhanh hơn các quốc gia khác nhờ vào nhu cầu nội địa và khoảng cách gần với các nguồn khách lớn", ông nói và cho biết, nhờ gần những thị trường lớn và đang kiểm soát dịch bệnh khá tốt như Trung Quốc, Hàn Quốc nên điểm đến sẽ đón được du khách sớm sau khi các đường bay thương mại phục hồi.

Để đến thời điểm đó, trong lúc khó khăn này, các chủ sở hữu khách sạn nên làm việc chặt chẽ với các định chế tài chính để xem xét lịch trả nợ. Một số đơn vị có thể sẵn sàng xem xét lại lịch trả nợ nếu biết dự án có một bên quản lý bên thứ ba chuyên nghiệp, giúp kiểm soát việc sử dụng dòng tiền, doanh thu và chi phí hoạt động.

Vì vậy, chủ sở hữu nên cho phép nhà điều hành khách sạn cùng tham gia vào quá trình trao đổi này để các chủ nợ tin tưởng hơn vào khả năng hoạt động của dự án.

Mời đọc thêm:

Dùng 'chiếc lồng mạ vàng' để đón du khách quốc tế, khả thi hay không?

Lữ hành tìm thấy hy vọng từ khách nội địa

Khách sạn cung cấp dịch vụ cách ly y tế: Lời hay lỗ?

Lễ hội Áo dài mở đầu cho chiến dịch thu hút du khách quay lại TPHCM

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm giá cách ly y tế phù hợp

Xem thêm: lmth.nov-iaoht-noum-nas-hcahk-uhc-ol-auht-hnaod-hnik/392903/nv.semitnogiaseht.coaid

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh doanh thua lỗ, chủ khách sạn muốn thoái vốn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools