9 tháng đầu năm nay mới giải ngân đạt khoảng gần 12 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 31% so với kế hoạch. Thông tin này được Bộ Tài chính cung cấp trong buổi hội nghị trực tuyến với các địa phương, kết thúc mới đây.
Tình trạng điều chỉnh dự án còn diễn ra thường xuyên, dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công. Bởi mỗi lần điều chỉnh lại phải chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong 33 dự án sử dụng vốn của World Bank, có đến 17 dự án phải điều chỉnh. Do vậy, nhiều địa phương có kiến nghị được gia hạn thời gian giải ngân đầu tư công từ vốn ODA. Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính cho rằng nếu các địa phương cứ kéo dài thời gian giải ngân sẽ khiến áp lực trả nợ tăng lên.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công bị cho là còn chậm. Ảnh minh họa: Dân trí.
Tại hội nghị, một số địa phương có tình hình giải ngân vốn ODA khả quan như tỉnh Bình Định đạt 76% kế hoạch cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện.
Từ nay đến cuối năm chỉ còn hơn 3 tháng nhưng còn phải giải ngân 2/3 số vốn còn lại. Vì vậy, theo đại diện Bộ Tài chính nếu các địa phương không có biện pháp quyết liệt khó có thể hoàn thành nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao.
Điểm mấu chốt là các địa phương không có khối lượng công trình để thanh toán, không phải không có tiền thanh toán. Địa phương nào đề nghị trả lại vốn mà không có kế hoạch tính toán vào năm sau sẽ không có vốn để thực hiện.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.62425134141010202-gnod-oab-gnad-mahc-cum-o-ado-nov-nagn-iaig/et-hnik/nv.vtv