Theo quy định hiện nay, dự án bất động sản (BĐS) chỉ được phép ký hợp đồng mua bán với người mua khi đã hoàn thiện xong các thủ tục pháp lý, tức đạt đến một mức độ an toàn nhất định.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị trường xuất hiện một hình thức mới gọi là hợp đồng ký quỹ, được ký giữa 3 bên: Người mua nhà, chủ đầu tư và ngân hàng, trong khi dự án vì một lý do nào đó vẫn chưa đủ điều kiện bán. Vậy cách làm này có đúng luật hay không?
Bản chất của hợp đồng ký quỹ là việc đặt cọc mua nhà đối với dự án chưa đủ tính pháp lý. Tiền không về túi của chủ đầu tư mà được phong tỏa tại ngân hàng. Theo cách này, các chủ đầu tư cho rằng, an toàn so với cách ký hợp đồng đặt cọc truyền thống.
Thời gian gần đây, thị trường BĐS xuất hiện một hình thức mới gọi là hợp đồng ký quỹ. Ảnh minh hoạ - Dân Trí
Theo đại diện CBRE, tuy đã xuất hiện trên thị trường, nhưng không phải dự án nào cũng dễ dàng được người mua chấp nhận hình thức hợp đồng ký quỹ.
Thực tế, đối với ngân hàng, ký quỹ là một nghiệp vụ thông thường. Đó là phương án sử dụng ngân hàng như một tổ chức trung gian quản lý và thực hiện theo thỏa thuận trước của các bên. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư bất động sản cho rằng, áp dụng hình thức này đối với các dự án BĐS chưa đủ tính pháp lý có thể tiềm ẩn rủi ro.
Hiện nay, các giao dịch nhà đất phải tuân thủ theo Luật Kinh doanh BĐS. Tuy nhiên, trong luật này, lại chưa hề đề cập đến dạng hợp đồng ký quỹ, đang ngày càng nở rộ trên thị trường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.40261020151010202-sdb-gnourt-iht-nert-yuq-yk-gnod-poh-or-on/et-hnik/nv.vtv