vĐồng tin tức tài chính 365

80% doanh nghiệp không tiếp cận được các gói hỗ trợ COVID lần 1

2020-10-15 12:14

Khảo sát doanh nghiệp về thực trạng nhận các gói hỗ trợ COVID-19 lần 1 do trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố sáng nay cho thấy 80% doanh nghiệp không nhận được các gói hỗ trợ của Chính phủ; tính minh bạch của một số gói hỗ trợ rất đáng quan ngại.

80% doanh nghiệp được khảo sát nói không nhận được gói hỗ trợ COVID-19 lần 1

Tại Hội thảo chính sách vượt qua tác động của COVID-19 để phục hồi và phát triển kinh tế tổ chức sáng nay, PGS.TS Bùi Đức Thọ - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã thay mặt nhóm nghiên cứu của trường công bố kết quả khảo sát Đánh giá tác động của COVID-19 và hiệu quả của các chính sách ứng phó với COVID-19 đối với các doanh nghiệp.

Khảo sát được thực hiện trong thời gian từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10, trên 450 doanh nghiệp thuộc 6 ngành nghề khác nhau về tác động của dịch bệnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các ngành được khảo sát gồm: du lịch, lưu trú, ăn uống, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, logistic, dệt may, công nghệ thông tin.

Kết quả khảo sát cho thấy có tới 40% doanh nghiệp bị tác động bởi COVID-19. Trong đó, 30% phải cắt giảm quy mô sản xuất và gần 10% phải tạm dừng hoạt động. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành du lịch, lưu trú, ăn uống.

Đến đầu tháng 10, khoảng 80% doanh nghiệp được điều tra không nhận được gói hỗ trợ COVID-19 lần 1 của Chính phủ. Lý do chủ yếu là doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, không có thông tin về chính sách.

Tỉ lệ doanh nghiệp lớn nhận được gói hỗ trợ nhiều hơn so với doanh nghiệp nhỏ. Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đối tượng rất dễ tổn thương bởi khủng hoảng dịch bệnh.

Doanh nghiệp chủ yếu tiếp cận được với gói “gia hạn nộp thuế”, các gói hỗ trợ khác tỷ lệ tiếp cận thấp.

Các doanh nghiệp kỳ vọng lớn về các gói hỗ trợ tiếp theo của Chính phủ, đặc biệt là các gói tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, giảm tiền thuê đất và hỗ trợ chi phí.

PGS.TS Bùi Đức Thọ cho biết doanh nghiệp phàn nàn và tỏ ra rất quan ngại về tính minh bạch của các gói hỗ trợ.

Đề xuất hướng đi cho gói hỗ trợ kinh tế hậu COVID-19 lần 2.

Tại hội thảo, nhóm nghiên cứu của trường Kinh tế Quốc dân khuyến nghị Chính phủ cần hỗ trợ hơn nữa các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Theo PGS.TS Bùi Đức Thọ, có nhiều ý kiến đánh giá cho rằng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hậu COVID-19 của Chính phủ là đúng nhưng triển khai chính sách còn hạn chế.

Nhóm nghiên cứu của trường Kinh tế Quốc dân nhận định gói hỗ trợ lần 1 có nhiều chính sách chưa phù hợp. Đó chính là rào cản cho việc chính sách khó đi vào cuộc sống. Trong đó, lỗ hổng lớn nhất của chính sách hỗ trợ COVID-19 là xác định chưa đúng đối tượng.

Nhóm nghiên cứu đề xuất một số hướng đi cho gói hỗ trợ kinh tế hậu COVID-19 lần 2.

Cụ thể, về gói tiền tệ, cần nới lỏng các điều kiện tín dụng, miễn và giảm lãi.

Gói hỗ trợ tài khóa khóa tiếp tục miễn, giảm thuế phí, giảm phí bảo hiểm xã hội, giảm các chi phí hạ tầng,

Nhóm nghiên cứu khuyến nghị Chính phủ cần có các hình thức hỗ trợ phù hợp với các doanh nghiệp ở từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn. Cần ưu tiên hơn nữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa bởi khả năng chống chịu kém của loại hình doanh nghiệp này.

Hướng tới gói hỗ trợ lần 2, Chính phủ cần phân loại, đánh giá, lựa chọn doanh nghiệp để hỗ trợ. Chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các ngành bị tổn thương bởi dịch bệnh, có hệ thống quản trị tốt để có thể vượt lên sau đại dịch.

Theo nhóm nghiên cứu, Chính phủ cần kéo dài thời gian các gói hỗ trợ để doanh nghiệp có đủ thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh một cách bền vững.

Các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng, minh bạch về thủ tục cũng như đối tượng được hưởng.

Cần giảm thiểu những phiền hà về thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục chứng minh về tài chính.

Xem thêm: odl.242548-1-nal-divoc-ort-oh-iog-cac-coud-nac-peit-gnohk-peihgn-hnaod-08/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“80% doanh nghiệp không tiếp cận được các gói hỗ trợ COVID lần 1”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools