vĐồng tin tức tài chính 365

Gói hỗ trợ Covid-19 lần 2 phải 'trúng đích' hơn gói 1

2020-10-15 17:46

Gói hỗ trợ Covid-19 lần 2 phải 'trúng đích' hơn gói 1

Trang Nguyễn

(TBKTSG Online) - Trước các đánh giá về gói hỗ trợ lần 1 vẫn còn chậm và gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nhóm đối tượng chịu tác động của đại dịch, gói hỗ trợ lần 2 được các chuyên gia khuyến nghị cần có quy mô lớn hơn và phải gắn với thực trạng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhằm tạo ra các cú huých cho sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

Đứng trước vấn đề đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến toàn bộ các ngành, các khu vực và các đối tượng khác nhau của nền kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cùng tổ chức Hội thảo quốc gia: “Chính sách vượt qua tác động của Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế” tại Hà Nội trong sáng 15-10.

Gói hỗ trợ lần 2 cần có quy mô lớn hơn và phải gắn với thực trạng phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Mục tiêu của buổi hội thảo nhằm đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế, đánh giá các chính sách thuộc gói hỗ trợ lần 1, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho gói hỗ trợ lần 2 nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời chuẩn bị những điều kiện cơ bản để phục hồi sau đại dịch.

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, cho biết hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề đều đã chịu tổn thương trong dịch Covid-19. Về số liệu thống kế, tới tháng 7 vừa qua, khoảng 23% tổng tín dụng có vấn đề do Covid-19, trong khi 30,8 triệu lao động bị mất việc, giảm giờ làm hoặc mất một phần thu nhập. Tỷ lệ lao động có việc làm giảm mạnh nhất trong 10 năm.

Theo PGS, TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chính phủ đã có những giải pháp chính sách rất kịp thời trong gói hỗ trợ lần 1 nhằm hỗ trợ và giải cứu một số khu vực kinh tế và đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp trở lại của đại dịch trên nhiều địa phương trong cả nước đang và sẽ còn gây tác động toàn diện và nặng nề hơn đến nền kinh tế, đòi hỏi Chính phủ phải có những giải pháp quyết liệt hơn để tăng cường sức đề kháng (khả năng chịu đựng) của nền kinh tế, chuẩn bị đủ năng lực ứng phó khi dịch bệnh kéo dài, từ đó tăng cường tiềm lực để phục hồi kinh tế nhanh chóng ngay khi dịch bệnh được khống chế, không để nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Cần gói hỗ trợ có sức nặng hơn

Đánh giá về tính hiệu quả của các chính sách hỗ trợ lần 1, ông Thành cho rằng các giải pháp an sinh xã hội trị giá 62.000 tỉ đồng, giải pháp tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước như hạ lãi suất điều hành, hay giải pháp tài khoá như hoãn nộp tiền thuế và tiền thuê đất… hiện có tác động thiết thực nhưng còn rất hạn chế do tốc độ thực hiện vẫn còn chậm chạp và các đối tượng tiếp cận các gói hỗ trợ trên thực tế vẫn còn gặp khó khăn, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ.

Rút kinh nghiệm từ gói hỗ trợ lần 1, theo ông Thành, Chính phủ cần tiếp tục thực thi hiệu quả chính sách hỗ trợ cùng các biện pháp bổ sung như kéo dài thời hạn xử lý nợ và đóng thuế, phí, đồng thời giảm thuế, phí cùng hỗ trợ một số công ty hay tập đoàn lớn.

Cùng với đó là việc xem xét “gói” hỗ trợ lần 2 với quy mô đủ lớn và quan trọng là phải gắn với hoạt động tái cấu trúc nền kinh tế và xu thế phát triển hiện tại. Cụ thể Chính phủ cần chú trọng cả phát triển khu vực tư nhân cùng khu vực nông nghiệp, du lịch, và một số cụm liên kết ngành, đồng thời tận dụng lợi thế các hiệp định thương mại tự do như EVFTA cùng với chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài trong hoạt động dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra.

Ông Thành cũng nhấn mạnh việc Việt Nam vẫn còn nguồn lực để thực hiện gói kích cầu lần 2 này. Đồng quan điểm trên, ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Văn phong JICA tại Việt Nam, cho rằng trong giai đoạn trong và sau dịch bệnh, việc đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được đẩy mạnh và xu hướng này đang dần được hiện thực hoá.

“Do Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội này và hoạch định được chính sách phù hợp để đạt được sự phát triển toàn diện và bền vững”, ông Shimizu Akira nhấn mạnh.

Tiếng nói doanh nghiệp

Một báo cáo Đánh giá tác động của Covid-19 và hiệu quả của các chính sách ứng phó với Covid-19 đối với doanh nghiệp mới đây được thực hiện từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10, bởi Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân, trên 6 ngành bao gồm Du lịch, lưu trú, ăn uống; Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, Logistic; Dệt may; và Công nghệ thông tin. Kết quả cho thấy khoảng 80% doanh nghiệp được điều tra không nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ - một tỷ lệ không tương xứng với việc gần 30% tỷ trọng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô, hay 10% phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh.

Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành du lịch và dệt may nhận được hỗ trợ nhiều nhất, trong khi ngành ít nhận được hỗ trợ nhất là công nghệ thông tin. Và tỷ lệ doanh nghiệp lớn nhận được gói hỗ trợ nhiều hơn so với doanh nghiệp nhỏ.

Lý do chủ yếu dẫn đến việc các doanh nghiệp không nhận được hỗ trợ, theo cuộc khảo sát, là không đáp ứng điều kiện và không có thông tin về chính sách.

 

Kỳ vọng của doanh nghiệp với gói hỗ trợ lần 2. Đồ hoạ: Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Theo đó, với gói hỗ trợ chính sách lần hai, các doanh nghiệp có kỳ vọng lớn đối với việc tiếp tục hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là các gói tạm dừng đóng bảo hiểm (BHXH), giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí...

PGS, TS, Bùi Đức Thọ, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng nhóm nghiên cứu của trường đã đưa ra một số khuyến nghị dựa trên tiếng nói của các doanh nghiệp như Chính phủ cần tập trung hơn vào các giải pháp tiền tệ để nới lỏng các điều kiện tín dụng, miễn và giảm giảm lãi, và tài khóa nhằm miễn giảm thuế phí, giảm phí BHXH, giảm các chi phí hạ tầng…

Ngoài ra, các hình thức hỗ trợ cần phù hợp với các doanh nghiệp ở từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn, tuy nhiên cần ưu tiên hơn nữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa bởi khả năng chống chịu kém của loại hình doanh nghiệp này.

Xem thêm: lmth.1-iog-noh-hcid-gnurt-iahp-2-nal-91-divoc-ort-oh-iog/194903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gói hỗ trợ Covid-19 lần 2 phải 'trúng đích' hơn gói 1”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools