Container nước dừa Việt Nam đến kho của công ty SEA vào đúng lúc đại dịch đang bùng phát trở lại dữ dội ở Bỉ. Trong container lần này có thêm hai thùng nước dưa hấu, mẫu hàng mới mà công ty Betrimex Việt Nam gửi sang.
"Nhờ có Hiệp định Thương mại với Việt Nam, sản phẩm này trước đây phải chịu thuế cao, rất khó cạnh tranh nhưng bây giờ thuế về mức 0. Chúng tôi tính sẽ nhập khẩu thêm nước dưa hấu và các sản phẩm khác nữa", ông Francois Colonvai - Tổng Giám đốc công ty Nhập khẩu nông sản SAE (Bỉ) cho hay.
Đi lại khó khăn làm cho các doanh nghiệp châu Âu hầu như chỉ có thể tiếp tục làm ăn với đối tác Việt Nam hiện có.
Từ khi Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam có hiệu lực, ông Colonval đã rất nóng lòng sang Việt Nam nhưng không thể. Có tìm được chuyến bay tới Việt Nam cũng phải xin vài giấy phép các loại, xét nghiệm trước khi rời Bỉ, rồi cách ly 2 tuần khi tới Việt Nam. Lúc quay về Bỉ rắc rối không kém, cũng xét nghiệm bắt buộc và rồi lại 2 tuần cách ly.
Ông Francois Colonvai nói: "Rất tiếc là hiện tại chúng tôi không thể mở rộng phạm vi sản phẩm, do không thể sang Việt Nam, không tiếp cận được đối tác mới và sản phẩm mới. Gặp mặt đối tác là rất cần khi tạo lập quan hệ, vì từ đó mới biết được có thể làm ăn lâu dài với nhau hay không".
Dịch COVID-19 đang cản trở nhiều hợp tác kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Ảnh minh họa - Dân trí.
Tại Pháp, ông Christophe Luijer - Tổng Giám đốc công ty So'kanaa (Pháp) - nhập khẩu mía cây và nước mía Việt Nam đã 3 năm nay, từ khi thuế còn cao. Bây giờ thuế đã giảm, ông muốn mở rộng kinh doanh cũng đành chịu, không thể tới Việt Nam. Nếu nhanh chân hơn các doanh nhân khác, thử nghiệm trước được những sản phẩm mới của Việt Nam thì sẽ giành lợi thế trên thị trường châu Âu.
Ông Christophe Luijer cho biết: "Tôi nhập hàng vào cảng Le Havre của Pháp, sau đó chuyển hàng đi các nơi. 50% hàng hoá tôi nhập khẩu từ Việt Nam được tái xuất sang các nước khác. Trực tiếp tới Việt Nam, gặp gỡ đối tác, đàm phán giá cả và tìm kiếm phương tiện vận chuyển hàng hoá sang châu Âu là rất quan trọng".
Giao thông khó khăn, muốn nhập sản phẩm mới từ Việt Nam, doanh nhân châu Âu chỉ còn cách đề nghị đối tác Việt Nam gửi mẫu hàng. Gửi qua đường tàu biển mất tới 5 tuần, qua đường hàng không thì vài tuần mới có một chuyến bay. Còn nếu muốn mở rộng kinh doanh với đối tác mới ở Việt Nam chưa biết tới khi nào mới có thể.
Ban hành Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện EVFTA VTV.vn -Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 111/2020/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện EVFTA giai đoạn 2020 - 2022. | Xuất khẩu lô gạo đầu tiên vào EU theo EVFTA VTV.vn - Lễ xuất khẩu hơn 100 tấn gạo của ĐBSCL đi EU, lô gạo đầu tiên hưởng thuế suất 0% theo Hiệp định EVFTA sẽ diễn ra vào sáng nay (22/9). | Hưởng ưu đãi thuế theo EVFTA, hàng loạt nông sản Việt xuất sang EU VTV.vn - Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đang mang lại những tác động tích cực ngay lập tức tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!