9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa nước ta đạt trên 389 tỷ USD, tăng 1,8%; trong đó xuất khẩu tăng 4,2%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của khu vực kinh tế trong nước tăng tới 20%. Đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ của 10 năm trở lại đây.
Thế nhưng, nếu nhìn trong bối cảnh hiện nay, xuất khẩu của nhiều quốc gia trong khu vực đang giảm hoặc tăng chậm lại thì kết quả này vẫn là đáng chú ý.
Đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu phải kể tới các mặt hàng nông lâm thủy sản. 9 tháng đầu năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ngoài chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 còn bị tác động của thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.
Mặc dù vậy, nông sản vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, giúp đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong nước và xuất khẩu.
Nông nghiệp đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu
Đến thời điểm này, nông nghiệp đóng góp chung vào xuất khẩu của cả nước với kim ngạch hơn 30 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. 6 nhóm, mặt hàng đã đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD là: gạo, cà phê, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
"Việt Nam có 3 thị trường lớn là Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Chúng ta đã tăng mạnh ở cả 3 thị trường. Như vậy, chúng ta tập trung ở thị trường lớn nhưng vẫn phải đàm phán với những thị trường tiềm năng như Nga", ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay.
Đến thời điểm này, nông nghiệp đóng góp chung vào xuất khẩu của cả nước với kim ngạch hơn 30 tỷ USD. (Ảnh: VGP)
Những tháng còn lại của năm, thị trường châu Âu được đánh giá là sẽ có nhiều khởi sắc. Liên tiếp từ 11 - 22/9, Việt Nam đã có các đơn hàng thủy sản, rau quả... tiếp cận thị trường, cho thấy doanh nghiệp và nông dân có sự chủ động để tận dụng cơ hội.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng kinh tế quý III và 9 tháng dù ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua nhưng là nỗ lực đáng ghi nhận. Theo các chuyên gia, Việt Nam vẫn đang bền bỉ "đi nước kiệu" với tốc độ tăng trưởng dương hiếm hoi trong năm 2020.
EVFTA là động lực thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm
9 tháng đầu năm xuất siêu và phần lớn là nhờ vào những mặt hàng nông nghiệp. Đây có thể là những tín hiệu lạc quan cho cả năm. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn thẳng và đối diện với những thách thức, nhất là khi da giày, dệt may - những mặt hàng vốn là xuất khẩu chủ lực đã sụt giảm mạnh. Vậy đâu sẽ là động lực cho xuất khẩu những tháng cuối năm?
Mặc dù một số ngành hàng như dệt may, da giày tiếp tục gặp khó về đơn hàng, nhưng lượng đơn đặt hàng tăng trở lại với nhiều mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chế biến, chế tạo được dự báo khả quan hơn so với quý III.
Mặc dù một số ngành hàng như dệt may, da giày tiếp tục gặp khó về đơn hàng, nhưng lượng đơn đặt hàng tăng trở lại. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Qua khảo sát, 80% doanh nghiệp cho biết, lượng đơn hàng xuất khẩu mới trong quý IV tăng và ổn định, chỉ 20% doanh nghiệp dự báo giảm.
Cú hích từ các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là EVFTA, đã mở đường cho xuất khẩu. Bộ Công Thương cho biết, đã có gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) với kim ngạch gần 700 triệu USD được cấp xuất khẩu tới EU.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp xuất khẩu nên tranh thủ thời gian này, tập trung tái cơ cấu bộ máy, xem xét đầu tư hạ tầng nhà xưởng, đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm chuẩn bị tăng tốc trong giai đoạn hậu đại dịch.
Hiệp định EVFTA được ví như một tuyến đường cao tốc để hàng hóa của chúng ta tới được châu Âu. Vì dịch bệnh, thời gian này có thể tuyến đường ấy chưa hoàn toàn thuận lợi nhưng đây sẽ là khoảng thời gian tốt để Việt Nam chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc sau này.
VTV.vn - Đây là mục tiêu đáng chú ý trong dự thảo đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Xem thêm: mth.75563848171010202-gnourt-gnat-cut-peit-uahk-taux-ohc-cul-gnod-atfve/et-hnik/nv.vtv