vĐồng tin tức tài chính 365

'Doanh nghiệp' giữa biển khơi - câu chuyện có gan làm giàu

2020-10-18 11:12
Doanh nghiệp giữa biển khơi - câu chuyện có gan làm giàu - Ảnh 1.

Tàu của gia đình ông Trà Chí Thu cẩu cá sang tàu lưới hậu cần cặp mạn - Ảnh: CHÍ TỊNH

"Đợt trăng tháng này, tàu đánh cá ở vùng biển phía trong Trường Sa - Phú Quý - Côn Đảo gặp mấy cơn áp thấp nhiệt đới "quậy phá" quá, phải cho tàu về bờ sớm" - ông Tịnh nói luôn lý do.

Tàu ông Tịnh đang áp dụng máy siêu dò cá, chỉ ngồi trên tàu nhưng quan sát được đàn cá đang di chuyển dưới biển ở cách xa 2km nên mới có sự tiếc nuối ấy.

Độc đáo máy siêu dò cá

Ông Tịnh nhớ lại lần đi biển "mở hàng" máy siêu dò cá chỉ đánh một mẻ trúng cả trăm tấn cá, được đến 2,6 tỉ đồng. 

Ông nói khi ấy ông phải thuê 6 chiếc tàu hậu cần mới chở hết số cá. Đợt sau nữa ông bao trọn đàn cá khoảng 150 tấn, lượng cá quá lớn đã làm rách lưới, cũng may vớt nhanh phần trên kiếm được 20 tấn. 

"Gặp tháng "biển no" không buông lưới đánh bắt đàn cá 1-3 tấn, tập trung đi tìm đàn cá 10-20 tấn mới đánh, thu vài trăm triệu đồng" - thuyền trưởng Tịnh xởi lởi.

- Cá ở dưới biển sâu, sao anh tính toán giống như cá đang ở trên tàu quá vậy? - tôi hỏi.

- Đó là điều tuyệt vời của máy siêu dò cá - ông Tịnh đáp ngay.

Rồi ông kể chuyện ngày trước gia đình ông dùng máy dò cá trục đứng, chỉ phát hiện đàn cá ở dưới tàu của mình. Bây giờ máy siêu dò phát hiện đàn cá ở cách tàu khoảng 2km, góc quét 3600. Trong phạm vi dưới 1km máy sẽ tính toán, kết hợp kinh nghiệm sẽ cho dự đoán lượng cá khá chính xác.

Máy siêu dò cá chỉ phù hợp với nghề lưới vây, vòng lưới lớn đủ sức bao trọn đàn cá hàng chục tấn. Thông thường tàu chạy đi tìm cá với vận tốc 6 hải lý/giờ, nếu phát hiện đàn cá từ xa, thuyền trưởng tăng tốc tối đa truy đuổi đàn cá. 

"Nghề này đòi hỏi tính chuẩn xác và tốc độ để quyết định giành phần thắng. Nhờ máy siêu dò phát hiện đàn cá từ xa, sớm hơn nên mình có thể tăng tốc đến đón cả đàn" - thuyền trưởng Tịnh lập luận từ thực tiễn.

Theo ông Tịnh, với các loại máy dò cá thông thường, tàu phải chạy đến sát, thậm chí chạy vào giữa tâm đàn cá để "quan sát", rồi cho tàu lui ra khỏi đàn cá 100-200m mới thả lưới bao vây. Cách làm này vô tình đánh động đàn cá, đàn tản ra khắp nơi, sản lượng đạt rất thấp. 

Còn khi sử dụng máy siêu dò cá, tàu ở ngoài xa đàn cá 500-1.000m, máy báo các thông số về tốc độ gió, dòng chảy, độ sâu, hướng di chuyển của đàn cá... Đúng "tầm ngắm", thuyền trưởng bấm chuông "lệnh" tung lưới bao vây chặn đầu chính xác đàn cá.

"Làm tận gốc, bán tận ngọn"

Thuyền trưởng Trà Chí Tịnh tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, từng làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu rồi về mở công ty kinh doanh riêng. Bây giờ xuống biển làm thuyền trưởng tàu đánh cá, ông xem chiếc tàu đánh cá giống như một doanh nghiệp. 

"Đời sống của hơn 20 gia đình với cả trăm nhân khẩu phụ thuộc vào chiếc tàu. Mình phải tìm mọi cách điều hành chiếc tàu kinh doanh có lãi, làm cẩn thận sẽ sinh lợi nhuận cao, nếu không thì ngược lại, chủ lỗ, bạn cũng không có tiền chia" - ông Tịnh nói.

Đánh được nhiều cá chỉ mới thành công 50%. Ông Tịnh luôn lấy chợ làm "chuẩn" cho mọi hoạt động trên biển. 

Bí quyết bảo quản chất lượng cá tốt, cẩu cá từ dưới biển lên đổ trực tiếp xuống hầm (tàu hậu cần) nước đá ngâm "lắc-xê" (giống như ngâm bia lạnh). Làm theo kiểu này, cá đưa vào cảng vẫn còn tươi xanh, bán giá cao nhất.

"Đánh được cá, gọi điện về báo cho mẹ biết sản lượng, tàu hậu cần tăng tốc chạy hết cỡ, cập vào cảng Hòn Rớ (Khánh Hòa) hoặc Cà Ná (Ninh Thuận)... Ở nhà mẹ gọi xe đông lạnh từ Phú Yên chạy vào cân cá. 

Cá tươi bán đúng chợ, cao hơn 5-10 giá, nếu không giá bán giảm một nửa. Riêng công đoạn này có khi chênh nhau cả trăm triệu đồng" - ông Tịnh chia sẻ thêm.

- Tại sao mình không bán cá cho các chủ vựa mua tại cảng, mà phải chạy ôtô từ Phú Yên vào tăng thêm chi phí?

- Vào các cảng cá tỉnh khác, mình là "tàu lạ", mấy bà chủ vựa hay ép giá, đôi khi cù cưa mất thời gian, từ chỗ cá đẹp thành cá xấu. Mẹ tôi trực tiếp "chỉ huy" và điều phối cá từ cảng chuyển đi các tỉnh Nam Trung Bộ, lên Tây Nguyên, ra ngoài Bắc. Gia đình tôi "làm tận gốc, bán tận ngọn", tăng tối đa lợi nhuận - ông Tịnh không ngần ngại tiết lộ.

Doanh nghiệp giữa biển khơi - câu chuyện có gan làm giàu - Ảnh 2.

Vệt màu đỏ (trên góc trái) của màn hình máy siêu dò cá là đàn cá 30 tấn, được máy dò bắt tín hiệu từ xa - Ảnh: CHÍ TỊNH

"Cắm" 8 sổ đỏ vay tiền đóng tàu lớn

Ngược thời gian, khi triển khai đóng con tàu "ăn nên làm ra" của gia đình vợ chồng ông Trà Chí Thu và bà Nguyễn Thị Hiểu là cha mẹ ông Tịnh năm 2017, gia đình ông Thu có uy tín trong đi biển, ngân hàng đến nhà động viên vay tiền đóng tàu 67 (nghị định 67/2014/NĐ-CP). "Họ nói cho vay khoảng 20 tỉ đồng để đóng tàu, tui nói với ông xã không được vay. 

Ông già rồi mà ôm chừng đó tiền, lỡ có chuyện chi họ bắt ông đi tù. Muốn đóng tàu to, cầm sổ đỏ đi vay, chỉ dưới 10 tỉ đồng, nếu làm ăn thua lỗ, bán đất, bán nhà đủ để trả số tiền đó" - bà Hiểu nhớ lại lúc bàn đóng tàu lớn.

Ông Thu ngắt lời vợ: "Thằng Tịnh tốt nghiệp đại học ngân hàng đi làm thuê cho người ta, thằng anh nó đã cầm lái 1 chiếc tàu. 

Mấy cha con gom vốn đóng tàu to, sắm máy siêu dò cá (gần 3 tỉ đồng) giao cho Tịnh đứng tên chủ tàu và điều hành giống như một doanh nghiệp. Hai thằng con trai làm dưới biển, hai vợ chồng tui "chạy việc" trên bờ".

Đầu năm 2018, ông Thu nhờ bà con hàng xóm cho mượn 8 sổ đỏ nhà ở của mình lên "cắm" cho ngân hàng để vay 9 tỉ đồng, cộng thêm 2 tỉ vốn của gia đình, đóng xong chiếc tàu 11 tỉ đồng. Bây giờ gia đình ông Thu có 2 chiếc tàu, 1 chiếc làm lưới, 1 chiếc hậu cần.

Sau 2 năm làm ăn lớn ở biển khơi, vợ chồng ông Thu đã "chuộc" lại 6 sổ đỏ trả cho hàng xóm. Tôi hỏi ông Thu: "Chuyến biển vừa rồi kiếm gần 2 tỉ đồng đã "chuộc" lại sổ đỏ còn ở ngân hàng chưa?", ông cười khà khà: "Chưa đâu, đang phải đẩy tàu lên bờ làm nước. Mấy cha con đang muốn đóng mới chiếc tàu lớn hơn bằng vật liệu composite và sắm loại máy siêu dò cá trị giá 6 tỉ đồng, nó phát hiện đàn cá xa 5km, máy cũ của tui lỗi thời rồi".

Tàu bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Ông Trà Chí Thu là người rất có uy tín trong xã, giữ chức vụ chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Hòa Hiệp Nam. Tàu của ông được cấp phép hoạt động xa bờ, mùa đông ông đánh ở vùng biển Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Từ tháng 2 đến tháng 10, ông dịch chuyển tàu vào đánh ở vùng biển Trường Sa - Phú Quý - Côn Đảo.

Tàu của ông Thu cũng nằm trong tổ đội bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Ông đã sắm loại máy siêu dò cá nên thường xuyên trúng lớn, bạn thuyền được chia 15-20 triệu đồng/người/chuyến biển.

Thiếu tá Nguyễn Xuân Thắng (chính trị viên đồn biên phòng Hòa Hiệp Nam, Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên)

Ngư dân "chịu chơi"

Năm 1994, Nhật Bản đã sản xuất máy dò cá theo chiều ngang, phạm vi nhìn thấy đàn cá hẹp. Hiện nay, thế giới đã sản xuất loại máy siêu dò chụp kỹ thuật số, tầm phát hiện đàn cá từ 2-5km, góc quét 3600, độ chính xác cao, không bị nhiễu.

Loại máy dò cá này có giá thành 3-6 tỉ đồng, chỉ dành cho những ngư dân "chịu chơi", có "máu mặt" như gia đình ông Thu vì sắm máy siêu dò cá bằng trị giá mấy chiếc tàu loại vừa vừa.

Tiến sĩ Trần Tiến Phúc (nguyên giảng viên chuyên ngành khai thác thủy sản, Trường ĐH Nha Trang)

Tàu cập bến, ngư dân Quảng Nam phấn khởi bởi trúng mùa cá cơmTàu cập bến, ngư dân Quảng Nam phấn khởi bởi trúng mùa cá cơm

TTO - Chỉ sau một đêm thức trắng vươn khơi, hàng chục tàu cá của người dân xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam trở về cảng với hàng trăm tấn cá trong niềm vui của ngư dân khi trúng đậm luồng cá cơm.

Xem thêm: mth.43591139081010202-uaig-mal-nag-oc-neyuhc-uac-iohk-neib-auig-peihgn-hnaod/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Doanh nghiệp' giữa biển khơi - câu chuyện có gan làm giàu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools