vĐồng tin tức tài chính 365

"Nữ tướng" công ty nghìn tỉ nói cách đưa doanh nghiệp vượt sóng COVID-19

2020-10-20 16:28

Những “người đàn bà thép” trên thương trường ví von doanh nghiệp cũng như cơ thể con người, cần phải làm cho năng lực nội tại mạnh lên để có thể chống chọi với các cú sốc của thị trường - như khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 vừa qua.

2020 là một năm đầy rẫy khó khăn. Dịch COVID-19 hoành hành, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống của mọi người. Thương trường vốn đã nhiều thách thức, nay, trong bối cảnh “bình thường mới”, áp lực tăng lên bội phần.

Thế nhưng nguy nan càng khiến bản lĩnh của những “bông hồng thép” trên thương trường bộc lộ rõ.

Chỉ có nội lực mới giúp doanh nghiệp thoát chết

Chủ tịch PNJ Cao Thị Ngọc Dung.
Chủ tịch PNJ Cao Thị Ngọc Dung.

Là người chèo lái PNJ - doanh nghiệp vàng bạc đá quý có vốn hóa hơn 15 ngàn tỉ đồng trên thị trường chứng khoán, Chủ tịch Cao Thị Ngọc Dung cho rằng doanh nghiệp cũng như cơ thể con người, cần phải làm cho năng lực nội tại mạnh lên để có thể chống chọi với các cú sốc của thị trường.

“Chúng tôi huấn luyện cho đội ngũ của mình rằng môi trường bên ngoài luôn luôn biến đổi nhưng nội tại của chúng ta phải vững”, Chủ tịch PNJ Cao Thị Ngọc Dung nói.

Theo bà Cao Thị Ngọc Dung, đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ thường nhắm đến lợi ích trước mắt, làm rất nhanh, thu lời ngay mà không nghĩ chuyện xây dựng nền tảng, nên khi gặp sự cố là khủng hoảng liền.

Bà Dung cho rằng, khủng hoảng COVID vừa rồi là rủi ro nhưng cũng đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp ý thức được nhiều hơn về sự cần thiết của quản trị bền vững trong xã hội luôn biến động.

“Hãy xem xét lại cấu trúc quản trị và nền tảng văn hóa doanh nghiệp” - bà Cao Thị Ngọc Dung chia sẻ.

Theo Chủ tịch PNJ, quan sát dịch COVID- 19, có thể thấy những người tử vong phần lớn là người có bệnh nền, suy yếu hệ miễn dịch, không có sức để kháng tốt.

Doanh nghiệp cũng vậy, phải luôn luôn ý thức “rèn luyện tăng sức đề kháng”, tăng nội lực, không chờ nước đến chân mới nhảy.

“Đầu tiên, chúng tôi luôn luôn nhìn lại chính mình để xem mình sẽ ứng xử như thế nào với môi trường bên ngoài. Thứ 2, chúng tôi biến COVID-19 thành cơ hội rèn luyện tính kiên cường cho đội ngũ. Đó là 2 điều chúng tôi đã làm để đi qua cơn bão COVID - 19”, Chủ tịch PNJ cho biết.

Sự tín nhiệm - vắc xin cho doanh nghiệp

Chủ tịch Deloitte Việt Nam Hà Thu Thanh.
Chủ tịch Deloitte Việt Nam Hà Thu Thanh.

Theo Chủ tịch Deloitte Việt Nam Hà Thu Thanh: “Khủng hoảng là lúc cần bảo toàn lực lượng cho sự phát triển lâu dài và chấp nhận hy sinh những thứ ngắn hạn. Khi đối mặt với khủng hoảng, việc các nhà lãnh đạo cần làm ngay là xem lại mô hình kinh doanh, xem lại các ưu tiên thực sự của mình và điều chỉnh”.

Bà Hà Thu Thanh cho rằng ưu tiên số 1 trong khủng hoảng là người lao động, ưu tiên số 2 là đối tác, bạn hàng chứ không phải chỉ chú ý vào việc bảo toàn lợi nhuận.

Giữ được người lao động và đối tác, bạn hàng thì sẽ từng bước tháo gỡ được các khó khăn tài chính, thúc đẩy doanh thu và cải thiện dòng tiền.

Bà Thanh ví von sự tín nhiệm từ nhân viên, đối tác, bạn hàng giống như vắc xin giúp doanh nghiệp sống sót và vượt qua khủng hoảng.

“Hơn lúc nào hết, trong khủng hoảng, người ta có tin tưởng, có đi lâu dài với mình mới ổn. Từ người lao động, đến nhà cung cấp, đến ngân hàng… Họ tin tưởng vào tầm nhìn dài hạn của nhà lãnh đạo. Giá trị đó nằm trong văn hóa doanh nghiệp chứ không phải đâu khác vì nó là cách ứng xử giữa con người với con người”.

Phải phản ứng nhanh và làm khác đi

Bà Lê Thị Ngọc Mỹ - Giám đốc phát triển bền vững Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam. Ảnh: VCCI.
Bà Lê Thị Ngọc Mỹ - Giám đốc phát triển bền vững Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam. Ảnh: VCCI.

Bà Lê Thị Ngọc Mỹ, Giám đốc Phát triển bền vững, Công ty Heineken Việt Nam cho biết, Heineken đã chuẩn bị cả năm trời cho việc ra mắt thương hiệu bia Việt vào tháng 4.2020 thì COVID nổ ra và giãn cách xã hội.

“Ngay lập tức, chúng tôi đổi slogan cho nhãn hàng này là Sinh ra sát cánh cùng cộng đồng và chuyển toàn bộ chi phí quảng cáo, ra mắt sản phẩm sang hỗ trợ cộng đồng chống dịch”, bà Lê Thị Ngọc Mỹ lấy ví dụ về việc phản ứng nhanh khi xảy ra khủng hoảng.

Bà Lê Thị Ngọc Mỹ nhấn mạnh từ khóa: truyền thông, truyền thông và truyền thông.

Trước tiên, để ổn định tâm lý người lao động, doanh nghiệp tổ chức trao đổi trực tuyến giữa ban tổng giám đốc với nhân viên, làm rõ những khúc mắc của người lao động về tất cả các vấn đề, từ kinh tế tới vấn đề sức khỏe thậm chí chia sẻ với nhân viên cách thức công ty vận hành trong dịch.

“Khi chúng tôi quan tâm đến sức khỏe nhân viên thì không chỉ quan tâm đến sức khỏe thế chất mà còn quan tâm đến cả sức khỏe tinh thần của họ nữa. Bởi vì chúng tôi biết trong giai đoạn COVID ai cũng có nhiều lo lắng, có nhiều stress về tinh thần. Đó là giai đoạn không ai ngờ tới”- bà Lê Thị Ngọc Mỹ cho biết.

Xem thêm: odl.869648-91-divoc-gnos-touv-peihgn-hnaod-aud-hcac-ion-it-nihgn-yt-gnoc-gnout-un/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Nữ tướng" công ty nghìn tỉ nói cách đưa doanh nghiệp vượt sóng COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools