Tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA sẵn sàng chạm vào bề mặt tiểu hành tinh Bennu - Ảnh: NASA
Theo Đài CNN, sứ mệnh lịch sử này của NASA gọi là sự kiện thu thập "chạm-và-đi" (Touch-and-Go). Con tàu mang kích thước tương đương một xe tải, tiếp cận một vị trí trên tiểu hành tinh Bennu, còn được gọi là Nightingale (Chim sơn ca).
Sau đó, một cánh tay robot vươn ra và thu thập khoảng 60g đến 2kg mẫu vật trên bề mặt Bennu rồi tiếp tục hành trình về Trái đất. Mẫu vật dự kiến sẽ được gửi về vào năm 2023.
Tiểu hành tinh với tuổi đời xấp xỉ Hệ Mặt trời đã nhiều lần sượt ngang qua Trái đất, được NASA đánh giá là có xác suất va chạm tương đối cao, có thể gây thảm họa cho nhân loại vào thế kỷ 22. Ước tính, sức công phá của tiểu hành tinh vào cỡ hàng chục nghìn quả bom nguyên tử.
Hôm 8-10, nhóm nghiên cứu của NASA đã công bố trên tạp chí Science and Science Advances rằng họ quan sát được vật liệu rất có thể là carbonite, cùng với các hợp chất hữu cơ.
Theo NASA, bằng chứng này củng cố cho giả thuyết sự sống trên Trái đất được hình thành từ vật chất của các tiểu hành tinh và sao chổi. Vì lẽ đó, sứ mệnh lần này của NASA không chỉ nhằm nghiên cứu phương án phòng thủ với "kẻ thù số 1" mà còn kỳ vọng mở ra khám phá về nguồn gốc sự sống.
"Đây là một kỳ công khó tin. Một mẩu đá nguyên thủy từng chứng kiến toàn bộ lịch sử của Hệ Mặt trời giờ đây đã sẵn sàng trở về nhà", ông Thomas Zurbuchen, phó giám đốc Sứ mệnh khoa học của NASA, nhận định.
Sứ mệnh OSIRIS-REx bắt đầu từ tháng 9-2016. Vào thời điểm tiếp cận, Bennu đang ở cách Trái đất hơn 300 triệu km. Nếu mẫu vật đạt yêu cầu về khối lượng, dự kiến con tàu quay đầu vào tháng 3-2021, ngược lại, họ sẽ thực hiện thu thập một lần nữa vào tháng 1-2021 nếu cần thiết.
ESA đã ký thỏa thuận trị giá 129 triệu euro để chế tạo tàu vũ trụ phục vụ dự án hợp tác với NASA nhằm làm chệch hướng một tiểu hành tinh đang lao về Trái Đất.
Xem thêm: mth.89380946112010202-tad-iart-auc-1-os-uht-ek-gnoc-hnaht-nac-peit-asan/nv.ertiout