vĐồng tin tức tài chính 365

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Chính quyền đô thị có lợi hơn cho dân

2020-10-26 19:57

Chiều 26-10, Quốc hội dành nửa buổi chiều để nghe và thảo luận Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân, người đang phụ trách Thành ủy TP.HCM, đã có những phát biểu ngắn gọn nhưng nêu bật được sự cần thiết phải thực hiện chính quyền đô thị tại TP.HCM, đồng thời giải tỏa được một số băn khoăn của một vài đại biểu. 

Pháp Luật TP.HCM trân trọng giới thiệu phát biểu của ông tại Quốc hội chiều nay về chính quyền đô thị TP.HCM.

***

Kính thưa Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội,

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,

Chúng tôi rất cảm ơn Quốc hội đã điều chỉnh chương trình để có thể thảo luận sớm nội dung này. Trên cơ sở phát biểu của các đại biểu, tôi xin đề cập 4 nội dung sau:

Một là nếu làm nghị quyết này thì thành phố được gì trong vận hành hoạt động của thành phố? Báo cáo đại biểu Quốc hội, do đặc điểm TP HCM diện tích chỉ có 0,6% diện tích cả nước, dân số chiếm 9%, kinh tế đóng góp 22% cho nên áp lực quản lý rất lớn về mặt công việc. Thành phố hiện nay đang có 5 quận mà dân số từ 500.000 cho đến gần 800.000 một quận.

Như vậy, số đầu việc phát sinh hằng ngày đến cấp này rất lớn. Về mặt cường độ kinh tế, trên 1km2, thành phố tạo ra khoảng 40 lần giá trị kinh tế bình quân cả nước. Như vậy, những hoạt động này phải được đáp ứng nhu cầu phát sinh, giải quyết kịp thời. Sự chậm trễ của chính quyền các cấp sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Với mật độ dân số rất lớn thì vấn đề phát sinh lớn và đòi hỏi phải xử lý nhanh. Xử lý chậm các vấn đề là gây thiệt hại cho người dân và nền kinh tế. Cho nên, khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị  là để giúp cho quyết định nhanh hơn, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền các quận và các phường. Nếu không đáp ứng thì việc thay thế người này do UBND thành phố, HĐND thực hiện sẽ nhanh hơn.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Chính quyền đô thị có lợi hơn cho dân - ảnh 1
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: Thực hiện chính quyền đô thị tại TP HCM chỉ có lợi cho dân. Ảnh: QH 

Vấn đề thứ hai, xin báo cáo là không cần yêu cầu thí điểm hiện nay có được hay không? Luật cho phép là có thể làm nhưng vấn đề thứ ba là có làm được hay không? Có làm được yêu cầu mới mà không thí điểm hay không? Tôi xin nêu 6 nguyên nhân thấy rằng có thể làm được:

Thứ nhất là thành phố đã có hơn 6 năm thí điểm về không tổ chức HĐND quận, phường cho nên, những vấn đề chúng ta lo lắng có thể phát sinh, TP đã trải nghiệm 6 năm trước. Có thể nói là không phát sinh vấn đề lớn và thành phố theo kinh nghiệm trung ương hướng dẫn đã có đầy đủ khả năng khắc phục vấn đề  mà chúng ta thấy có những nguy cơ lớn.

Thứ hai, có dân chủ hay không? Báo cáo là so với 10 năm trước, ngoài cơ chế HĐND giám sát, đại biểu Quốc hội giám sát thì bây giờ chúng tôi làm có thêm 4 cơ chế mới để tăng quyền giám sát: Thứ nhất, đó là Đảng giám sát chính quyền cao cấp. Thứ hai là TP.HCM có một Quyết định 1374 của Ban Thường vụ Thành ủy, yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải lắng nghe phản ánh người dân trên báo chí qua tiếp xúc cử tri, qua khiếu nại tố cáo, v. v.. Thực tế bằng quy định này, trong 33 tháng thực hiện, chúng tôi đã tiếp nhận gần 8.000 ý kiến người dân và xử lý kịp thời gian 96%, tức là bình quân mỗi một tháng chúng tôi tiếp nhận 239 ý kiến, mỗi một ngày từ 8-9 ý kiến, qua đó chúng tôi phải xử lý cán bộ, mặc dù điều này không muốn làm. Trong 33 tháng vừa qua, bình quân một tháng chúng tôi phải xử lý 10 đảng viên và 11 cán bộ, công chức có sai phạm do người dân phát hiện.

Cơ chế thứ tư, đó là thành phố đã có phương thức thực hiện đô thị thông minh, thông qua điện thoại di động, nhắn tin email, người dân có gì sẽ báo cho chính quyền các cấp xử lý các vấn đề hằng ngày liên quan người dân. Các quận, huyện tiếp thu một tháng hàng nghìn thông tin như vậy.

Cuối cùng, chúng tôi đã có một cách làm là hằng năm Thường vụ Thành ủy cùng rà soát và đồng bộ hóa nhiệm vụ giám sát, thanh tra, kiểm tra của 4 cơ quan Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; cùng đó là thanh tra là của chính quyền, kiểm tra của Đảng. Thông qua đồng bộ hóa này làm cho việc tiếp thu ý kiến người dân được chặt chẽ. Thực tế dân chủ không bị hạn chế so với lần trước mà còn thêm bốn cơ chế.

Vừa qua Quốc hội đã có Nghị quyết 54, do đó phân cấp về quyết định đầu tư cũng như phân cấp về tổ chức thực hiện ngân sách,... TP đang làm. Theo quy định tháng 12-2020 sơ kết 3 năm và năm 2022 sơ kết 5 năm, sau đó sẽ kiến nghị để hoàn thiện hoặc đưa thành nội dung có tính luật pháp cao hơn. Chúng tôi đang làm vấn đề này mà không vướng về cơ chế tài chính.

Thực tế vừa qua Chủ tịch UBND thành phố cũng như UBND thành phố đã phân cấp 55 đầu việc thuộc trách nhiệm cấp thành phố cho quận, huyện, sở, ngành để làm sao quyết định nhanh hơn.

Về tên gọi của Nghị quyết, khi Quốc hội cách đây 2 năm đồng thuận cho Hà Nội và Đà Nẵng thực hiện thí điểm chính quyền đô thị đã bàn và thống nhất ở nơi nào không có HĐND thì vẫn giữ UBND của cấp đó. Cho nên chúng ta nên dựa theo quyết định này. Bây giờ riêng TP HCM đổi thành UB Hành chính, còn Hà Nội, Đà Nẵng cũng không tổ chức HĐND mà lại gọi là UBND thì không đồng bộ. Xin phép giữ như đã quyết định cho Hà Nội, Đà Nẵng. Khi TP Hà Nội, Đà Nẵng sơ kết, TP.HCM cũng sơ kết 3 năm, 5 năm thì chúng ta báo cáo Quốc hội để xem xét.

Chúng tôi cho rằng dù Quốc hội cho phép nghị quyết thực hiện chính quyền đô thị không có chữ "thí điểm" thì trách nhiệm của thành phố, cả cấp ủy, chính quyền sau 3 năm phải sơ kết báo cáo Quốc hội, sau 5 năm tổng kết. Nếu có nội dung chưa phù hợp, kiến nghị Quốc hội cho sửa đổi hoặc cùng sửa với đánh giá thí điểm của Hà Nội, Đà Nẵng.

Xem thêm: lmth.723649-nad-ohc-noh-iol-oc-iht-od-neyuq-hnihc-nahn-neiht-neyugn-gno/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ông Nguyễn Thiện Nhân: Chính quyền đô thị có lợi hơn cho dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools