vĐồng tin tức tài chính 365

Thế trận phòng thủ tên lửa của Đài Loan đối phó Trung Quốc

2020-10-27 18:07

Tạp chí Forbes ngày 26-10 nhận định Đài Loan đang tăng cường số lượng các loại tên lửa phóng từ trên không và từ mặt đất nhằm đối phó Trung Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh tại eo biển Đài Loan.

Việc Đài Loan mua gói vũ khí trị giá hàng tỉ USD từ Mỹ, bao gồm tên lửa không đối đất tầm xa (SLAM-ER) và hệ thống tên lửa pháo binh phản ứng mở rộng và cơ động cao (HIMARS), có thể giúp hòn đảo này đối phó kho vũ khí tên lửa ngày càng mở rộng của Trung Quốc.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 21-10 đã phê duyệt ba hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan với tổng trị giá hơn 1,8 tỉ USD, bao gồm 135 tên lửa AGM-84H thuộc biến thể SLAM-ER, 11 xe phóng pháo phản lực cơ động cao HIMARS và sáu hệ thống cảm biến MS-110 Recce.

Ông Ian Easton - chuyên gia về Đài Loan của Viện Dự án 2049, bang Virginia - cho biết: “HIMARS và SLAM-ER là những tên lửa có công nghệ tiên tiến. Việc sở hữu hai loại tên lửa này sẽ đa dạng hóa và nâng cao năng lực của lực lượng phản công bằng tên lửa Đài Loan”.

Kế hoạch tác chiến của Đài Loan

Eo biển Đài Loan rộng khoảng 177 km. Các bệ phóng tên lửa HIMARS được đặt tại những khu vực có địa hình đồi núi của Đài Loan nên rất khó bị phát hiện. Đài Loan có thể phóng tên lửa từ các vị trí này nhắm vào các cảng và sân bay trên bờ biển Trung Quốc. Các máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan có thể phóng tên lửa SLAM-ER tấn công các căn cứ xa hơn trong đất liền của đại lục.

Thế trận phòng thủ tên lửa của Đài Loan đối phó Trung Quốc - ảnh 1
Khả năng triển khai hệ thống tên lửa SLAM-ER, ATACMS và Yun Feng của Đài Loan tại eo biển Đài Loan. Ảnh: DAVID AXE

Theo Forbes, trong trường hợp quân đội Trung Quốc tiến hành một cuộc đánh chiếm bằng tên lửa nhắm vào các căn cứ và lực lượng phòng vệ của Đài Loan, kế hoạch của Đài Loan sẽ là bắn trả lại không chỉ bằng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) và SLAM-ER, mà còn cả tên lửa hành trình phóng từ trên không Wan Chien và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất Yun Feng. 

Hệ thống tên lửa ATACMS có thể mang đầu đạn phi hạt nhân nặng khoảng 226 kg với tầm bắn khoảng 305 km. Tên lửa SLAM-ER, mang đầu đạn nặng khoảng 368 kg, có tầm bắn khoảng 244 km, Forbes cho biết.

Bình luận về đòn phản công của Đài Loan, ông Easton cho biết: “Đó không phải là đòn phủ đầu và trên thực tế, nếu không làm điều đó thì sẽ rất nguy hiểm”.

Các mục tiêu chính mà Đài Loan nhắm đến có thể là các cảng và sân bay của quân đội Trung Quốc tại các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Quảng Đông. Trước tiên, Đài Loan có thể phóng tên lửa nhắm vào các binh lính Trung Quốc đang tập hợp lực lượng cho cuộc tấn công xuyên eo biển. Nếu quân Trung Quốc bắt đầu tiếp cận Đài Loan, hòn đảo này sẽ thực hiện các cuộc tấn công tên lửa tiếp theo và có thể nhắm vào cơ sở hạ tầng hậu cần tại các căn cứ tương tự.

Ông Easton giải thích rằng: “Các hoạt động xâm lược diễn ra trong một thời gian dài và chủ yếu dựa vào các căn cứ cố định để làm hậu cần. Chúng không phải là những cuộc đột kích chớp nhoáng. Nếu các cảng và sân bay ở các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Quảng Đông bị phá huỷ trước khi quân đội Trung Quốc đổ bộ vào bờ biển Đài Loan, lực lượng mặt đất của Đài Loan sẽ dễ dàng đẩy lùi quân Trung Quốc trở lại biển hơn”.

Mỹ - Đài bắt tay, khó khăn cho Bắc Kinh

Kho vũ khí tên lửa tầm xa ngày càng tăng của Đài Loan khiến kế hoạch đánh chiếm của Bắc Kinh trở nên khó khăn hơn.

Thế trận phòng thủ tên lửa của Đài Loan đối phó Trung Quốc - ảnh 2
Hệ thống tên lửa pháo binh phản ứng mở rộng và cơ động cao (HIMARS) của Mỹ. Ảnh: QUÂN ĐỘI MỸ

Ông Easton nói: “Điều đó sẽ buộc quân đội Trung Quốc phải đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp phòng thủ. Tuy nhiên ngân sách quốc phòng là hữu hạn, kể cả đối với Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc càng phải đầu tư nhiều vào các biện pháp phòng thủ thì càng có ít các hoạt động tấn công”.

Việc mua tên lửa SLAM-ER và bệ phóng HIMARS có thể chỉ là bước khởi đầu của Đài Loan. Chuyên gia Easton nói: “Thương vụ này đã đánh dấu một bước ngoặt chưa từng có tiền lệ. Bây giờ nó xảy ra giống như một điều bình thường”.

Ông Easton cho biết việc Mỹ bán HIMARS và SLAM-ER đã “mở ra cánh cửa cho nhiều thương vụ bán tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất cho Đài Loan trong tương lai hơn”.

Xem thêm: lmth.545649-couq-gnurt-ohp-iod-naol-iad-auc-aul-net-uht-gnohp-nart-eht/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thế trận phòng thủ tên lửa của Đài Loan đối phó Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools