vĐồng tin tức tài chính 365

Là trụ đỡ kinh tế, nhưng nhiều doanh nghiệp tư nhân "không muốn lớn"

2020-10-28 13:28

Doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sự thiếu tự tin khiến nhiều doanh nghiệp không muốn lớn.

Doanh nghiệp tư nhân góp phần tay đổi diện mạo đất nước

Tại hội thảo tham vấn về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) do Viện Chiến lược phát triển (Bộ KHĐT) và UNDP tổ chức, TS Nguyễn Thị Luyến – Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ rõ: Trong nhóm 30 cổ phiếu có vốn hóa vượt mức 1 tỉ USD tính đến ngày 17.7.2020 thì có 13 mã cổ phiếu thuộc doanh nghiệp tư nhân (chiếm đến 41,98% tổng vốn hóa của cả nhóm 30 mã).

Doanh nghiệp tư nhân đã và đang tham gia đầu tư xây dựng các công trình lớn, thay đổi diện mạo đất nước. Đặc biệt, một số tập đoàn kinh tế tư nhân đã và đang góp phần làm mới “chân dung” đất nước như Sungroup với sân bay Vân Đồn, Vingroup với Vinfast, THACO,…

"Doanh nghiệp tư nhân đã tham gia vào những lĩnh vực trước đây độc quyền nhà nước như hàng không với Vietjet Air, Bamboo Airway đã làm cho thị trường cạnh tranh hơn và đông đảo người dân được hưởng lợi” – TS Nguyễn Thị Luyến nhấn mạnh.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn đã thực hiện nhiều công trình lớn, phức hợp về xây dựng, bất động sản, cầu cảng, sân bay, đóng góp quan trọng cho phát triển đất nước, đặc biệt làm thay đổi bộ mặt hạ tầng như sân bay Vân Đồn, hầm đường bộ Đèo Cả, hầm Hải Vân, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Bạch Đằng...

Đặc biệt, có những doanh nghiệp tư nhân đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài với quy mô vốn ngày càng tăng. Theo báo cáo đầu tư ra nước ngoài năm 2019, có 2 doanh nghiệp tư nhân đầu tư ra nước ngoài với vốn đăng ký vượt 1 tỉ USD, gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng với Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (THACO) và Công ty cổ phần Golf Long Thành. Bên cạnh đó, số lượng dự án quy mô vừa và nhỏ tăng dần.

Cần phát triển đội ngũ doanh nghiệp hiện đại, đội ngũ doanh nhân năng động thích nghi với cơ chế thị trường. Ảnh: Nguyễn Giang
Cần phát triển đội ngũ doanh nghiệp hiện đại, năng động thích nghi với cơ chế thị trường. Ảnh: Nguyễn Giang

“Trong quá trình phát triển, đã hình thành đội ngũ doanh nhân năng động, có khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đã có những tỉ phú Việt Nam trong danh sách tỉ phú thế giới” – TS Nguyễn Thị Luyến tự hào khẳng định.

Vì sao vẫn còn nhiều doanh nghiệp tư nhân “không chịu lớn”?

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp tư nhân đóng góp to lớn cho nền kinh tế, thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đình “không chịu lớn” hay nói đúng hơn là “không muốn lớn”.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn nhìn nhận: Bên cạnh doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức, nước ta còn có trên 5,2 triệu đơn vị kinh doanh theo dạng hộ gia đình, được coi là khu vực phi chính thức, đông gấp hơn 7 lần khu vực chính thức.

“Nhiều năm nay, dù môi trường kinh doanh ở nước ta liên tục được cải thiện, nhưng chỉ có một tỉ lệ không đáng kể các hộ kinh doanh gia đình muốn và có thể chuyển lên thành doanh nghiệp tư nhân chính thức. Toàn bộ khu vực phi chính thức đều thuộc sở hữu tư và là một bộ phận của khu vực kinh tế tư nhân hoặc khu vực kinh tế ngoài nhà nước ở nước ta” – bà Phạm Chi Lan nói.

Cũng theo bà Phạm Chi Lan, tốc độ chuyển dịch doanh nghiệp từ nhỏ lên vừa rất chậm và tỉ lệ chuyển lên được cũng rất thấp. Vài năm gần đây có thêm hiện tượng hàng trăm doanh nghiệp tư nhân phải mất 10-20 năm trời mới phát triển lên quy mô vừa, nhưng khi tương đối thành công lại quyết định rút khỏi thị trường, bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp mình vào doanh nghiệp khác, chủ yếu là doanh nghiệp FDI.

Tình trạng “không chịu lớn” và không muốn chính thức hóa hoạt động kinh doanh của số đông doanh nghiệp tư nhân siêu nhỏ, nhỏ và vừa phản ánh niềm tin kinh doanh còn thấp và bấp bênh ở khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam.

Thiếu niềm tin ở năng lực bản thân, ở môi trường kinh doanh và sự bảo vệ của luật pháp khiến nhiều người tham gia kinh doanh chỉ nhằm mưu sinh và chỉ dám làm cầm chừng, cốt cho “đủ ăn” hơn là dám làm lớn hay làm ăn dài hạn.

Ngay cả trào lưu khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ năm 2016 tới nay dù được chính phủ khuyến khích bằng nhiều chính sách ưu đãi cũng mới chỉ thu hút được vài ngàn người, chủ yếu là giới trẻ tham gia”- bà Phạm Chi Lan nêu thực trạng.

Xem thêm: odl.044948-nol-noum-gnohk-nahn-ut-peihgn-hnaod-ueihn-gnuhn-et-hnik-od-urt-al/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Là trụ đỡ kinh tế, nhưng nhiều doanh nghiệp tư nhân "không muốn lớn"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools