vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ động ứng phó, ít thiệt hại về người

2020-10-29 08:58
Chủ động ứng phó, ít thiệt hại về người - Ảnh 1.

Người dân có nhà ven biển được đưa đến tránh trú trong khu ký túc xá của Trường cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trưa 27-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tất cả nhờ sự quyết liệt, trách nhiệm của chính quyền các cấp và ý thức, sự yêu thương, đùm bọc của người dân, doanh nghiệp.

Tôi đã từng nghĩ thiệt hại rất lớn, bởi cơn bão được đánh giá có sức tàn phá chưa từng có. Nhưng cho đến giờ này, việc chống bão thành công ngoài mong đợi. Tính mạng người dân được bảo đảm an toàn.

Ông ĐẶNG VĂN MINH (chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Tâm bão Quảng Ngãi: 6 yếu tố chống bão thành công

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đặng Văn Minh - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nơi có trên 53.390 ngôi nhà bị tốc mái - cho rằng có 6 yếu tố góp phần vào sự thành công của cuộc phòng chống bão này: (1) sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, (2) những cuộc họp bàn phương án nhanh chóng được triển khai cụ thể đến từng địa phương, (3) chính quyền các cấp chủ động "đi từng ngõ, gõ từng nhà" với tinh thần trách nhiệm cao nhất, (4) người dân đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của cơn bão, (5) người dân rất đồng thuận trong việc di dời đến nơi trú ẩn an toàn, (6) sự hỗ trợ đầy trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Lý giải một số yếu tố kể trên, ông Minh nói khi chính quyền đến triển khai phương án phòng chống bão, người dân vô cùng hợp tác. Trong những cuộc thị sát, kiểm tra, ông Minh thấy người dân chủ động bảo vệ tài sản của mình, tích cực ứng phó với bão. 

"Người dân giúp đỡ nhau, nghĩ ra nhiều cách làm hay để chèn chống nhà cửa như dồn nước vào bao chèn mái nhà, dùng thép cộng lực neo liên kết các mái nhà... Sự sáng tạo và chủ động này thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của người dân" - ông Minh nói và nhận định đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để giảm thiểu thiệt hại. 

"Tôi nhớ có nhiều trận bão nhỏ diễn ra năm 2017 nhưng lại gây thiệt hại lớn, nguyên nhân chính vẫn là do người dân chủ quan. Thậm chí khi bão "phả hơi nóng" vào đất liền mà chính quyền vẫn phải đi giúp dân chèn chống nhà cửa. Tôi cảm ơn bà con bởi sự chủ động này" - ông Minh nói thêm.

Về việc đồng thuận trong việc di dời đến nơi trú ẩn an toàn, ông Minh chia sẻ cuộc di dời diễn ra từ sớm, chính quyền cũng không phải vất vả cưỡng chế người dân, trừ một vài trường hợp cá biệt buộc lòng cơ quan chức năng phải sử dụng biện pháp mạnh. 

"Với trận bão có cường độ khủng khiếp, nhưng đến giờ toàn tỉnh Quảng Ngãi không có bất kỳ người dân nào chết là quá thành công. Tính mạng người dân được bảo vệ tuyệt đối là thành công cao nhất trong cuộc chống cơn bão sẽ đi vào lịch sử ngành khí tượng này" - ông Minh nói thêm.

Ông Minh cũng chia sẻ việc chống bão thành công nhờ vào sự hỗ trợ đầy trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ chủ động giúp tỉnh Quảng Ngãi những cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn, đưa phương tiện giúp vận chuyển người già, trẻ em và người bệnh đến nơi an toàn. 

"Những doanh nghiệp có cơ sở vật chất tốt như Hòa Phát, Dossan, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn... đều chung tay vì dù có sử dụng hết các trường học, nhà công vụ cũng không thể đủ chỗ bố trí cho cuộc di tản gần cả trăm nghìn dân cùng lúc được. Chúng tôi muốn nói lời cảm ơn" - ông Minh nói.

Chủ động ứng phó, ít thiệt hại về người - Ảnh 4.

Đồ họa: TUẤN ANH

Vui mừng vì an toàn tính mạng

Trở về căn nhà cấp 4 bị bão hất văng một phần mái tôn vào chiều 28-10, bà Nguyễn Thị Hoa (ngụ thôn An Tây, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) kể rằng cả xóm quyết định đi trú bão sớm từ chiều 27-10 là một quyết định đúng đắn. 

Theo bà Hoa, với kinh nghiệm của dân xứ biển, cả xóm chài đã quyết định sớm chằng chống nhà cửa và chuyển đến một căn nhà 4 tầng gần đó để trú trong tầng hầm khi nghe dự báo bão lớn, không chủ quan. 

Còn tại Đồn biên phòng cửa khẩu Kỳ Hà (huyện Núi Thành), gia đình bà Nguyễn Thị Tư (72 tuổi) cũng vui mừng trở về nhà khi 5 thành viên trong gia đình vừa trải qua một cơn bão lớn và tất cả đều an toàn tuyệt đối. 

Theo bà Tư, nhà có cả người già lẫn cháu nhỏ nên gia đình đã quyết định đến tránh bão ở đồn biên phòng, không chờ chính quyền vận động. Do đó, dù nhà cửa có bị bay một số tôn song sức khỏe của các thành viên trong gia đình đảm bảo tuyệt đối khiến bà cũng cảm thấy an lòng.

Trong khi đó, trụ sở UBND xã Tam Quang (huyện Núi Thành) vào ngày 27 và 28-10 đã trở thành mái nhà chung của hàng chục gia đình trong xã, tất cả các phòng từ hội trường đến phòng chủ tịch xã đều được tận dụng để bà con nghỉ ngơi tránh bão. Các cán bộ xã chăm lo từng bữa ăn cho người dân, thậm chí lo đường sữa cho những phụ nữ mang thai. 

Bà Huỳnh Thị Mỹ Dung - chủ tịch UBND xã Tam Quang - cho biết người dân không hề chủ quan trước cơn bão này khi đã sớm chằng chống nhà cửa và chủ động di dời đến nơi an toàn. Phần lớn người dân đến tạm trú ở đồn biên phòng, bệnh viện, trường học, trụ sở UBND xã, phần còn lại trú trong các nhà dân có kết cấu vững chắc. Do đó, dù là cơn bão lớn song xã không có trường hợp thương vong, số nhà dân bị tốc mái toàn bộ hoặc một phần chỉ vài chục nhà và tàu thuyền cũng không hư hỏng. Đặc biệt, nhiều người dân có điều kiện đã chủ động đi thuê nhà nghỉ, khách sạn để có nơi tránh trú bão vừa an toàn vừa tiện nghi.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Gấc - phó Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn huyện Núi Thành - cho biết sở dĩ những thiệt hại về con người giảm thiểu tối đa, chỉ một số người bị thương nhẹ là do huyện đã xác định đây là cơn bão mạnh, không để người dân có tâm lý chủ quan, sử dụng mọi biện pháp từ tuyên truyền đến biện pháp mạnh để người dân an toàn khi bão đổ bộ.

Chủ động ứng phó, ít thiệt hại về người - Ảnh 5.

Nhà ông Lương Nhu (ở xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) bị hư hỏng, tốc mái nhưng cả gia đình an toàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Làng biển cùng gồng nhau qua cơn bão

Đã rất lâu, người dân vùng cửa biển Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi mới gặp phải một cơn bão đi qua. Vùng đất có Đầm Nước Mặn được núi yểm trợ, từ hàng trăm năm trước đã được chọn làm cảng cá, cho tàu bè vào trú ẩn, đã bị cơn bão số 9 gây "thót tim" suốt một ngày đêm và lấy đi nhiều thứ. Nhưng sau cơn bão, người dân Sa Huỳnh cũng đã để lại một hình ảnh chung ấn tượng với những người lần đầu ghé qua vùng đất này như chúng tôi: sự tương thân tương ái giúp nhau qua hoạn nạn.

Ngay từ khi cơn bão bắt đầu hăm he từ ngoài khơi xa bằng trận mưa đổ xuống từ chiều 27-10, chúng tôi vừa ghé đến đã gặp ngay cảnh ông Võ Đông Châu, tổ trưởng tổ dân phố Thạch Bi 1, lầm lũi chạy xe máy trong mưa tối mịt đến gõ cửa từng nhà để vận động bà con sơ tán. Nhiệm vụ "cán bộ đi vận động sơ tán" của ông Châu đã xong từ trưa, theo kế hoạch chung của tỉnh nhưng ông Châu vẫn cẩn thận đi kiểm tra lần nữa.

Trong khi đó, những chủ thuyền đang neo đậu trên cảng Sa Huỳnh cũng tất bật chuẩn bị cho việc đối phó với bão. Hình ảnh các con tàu kết dính với nhau dập dìu trên sóng được tô đẹp hơn khi nhiều người chủ động giúp nhau neo thuyền, buộc thừng. Khi ông Lê Văn Quang, nhà ở ven Đầm Nước Mặn, thẫn thờ nhìn chiếc ghe của mình bị lật úp thì chòm xóm xung quanh đã giúp ông có lại nụ cười với nhiều cái vỗ vai: "Nó có vỡ mô mà, vớt lên là bình thường". Họ hẹn nhau chờ đến lúc ngớt gió sẽ giúp ông trục vớt con thuyền bị bão đánh đắm.

Có lẽ cũng chính sự đoàn kết ấy đã giúp làng chài nơi cửa biển này trường tồn với biển dã suốt hàng trăm năm qua. Tình nghĩa ấy sẽ khó có cơn bão nào đủ sức làm hao mòn.

Sau hứng bão, dân Quảng Ngãi tiếp tục chống lũSau hứng bão, dân Quảng Ngãi tiếp tục chống lũ

TTO - Nước lũ trên các sông tại Quảng Ngãi đang dâng cao, có khả năng vượt báo động 3 khoảng 1m. Người dân các lưu vực sông đang lên phương án chống lũ.

Xem thêm: mth.10751857092010202-iougn-ev-iah-teiht-ti-ohp-gnu-gnod-uhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ động ứng phó, ít thiệt hại về người”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools