vĐồng tin tức tài chính 365

Hóa ra thủy điện lại gây hại lớn cho môi trường

2020-10-29 10:15

Hóa ra thủy điện lại gây hại lớn cho môi trường

Thư Kỳ

(TBKTSG) - Một nghịch lý đang diễn ra. Việc xây dựng các đập thủy điện ở châu Âu và Mỹ đạt mức đỉnh vào thập niên 1960 và nay họ đang phá bỏ dần con đập này, trả lại dòng chảy tự nhiên cho các con sông sau khi nhiều nghiên cứu chứng tỏ những dự án thủy điện này gây hại lớn cho môi trường.

Thủy điện Tucurui ở Brazil.

Trong khi đó ở châu Phi và châu Á, hàng ngàn dự án xây đập thủy điện lại đang được triển khai mặc cho các thảm họa thiên nhiên như tàn phá rừng, hủy hoại môi trường sinh thái và đặc biệt là góp phần gây lũ lụt nặng nề.

Lúc xây dựng ồ ạt các đập thủy điện ngày trước, các nước châu Âu và Mỹ không tính hết chi phí vào giá thành sản xuất thủy điện, nên cứ xem đây là nguồn năng lượng rẻ nhất. Thế nhưng, nếu cộng hết các phí tổn khác như phải di dời hàng triệu người đi nơi khác sinh sống, phá hủy môi sinh khi thay đổi dòng chảy của nước, góp phần vào biến đổi khí hậu do nạn phá rừng... thì hầu hết các dự án thủy điện đều đắt hơn các nguồn năng lượng khác.

Ở châu Âu, việc phá bỏ các đập cũ trở thành một xu hướng mạnh sau khi Liên minh châu Âu (EU) thông qua một chính sách mới về nguồn nước vào năm 2000. Chính sách này yêu cầu các nước thành viên cải thiện việc bảo vệ sinh thái cho sông và hồ đồng thời đặt ra các mục tiêu môi trường phải đạt được. Chiếu theo các tiêu chí này thì vào lúc đó chỉ một nửa các con sông ở châu Âu đáp ứng; số còn lại phải cải thiện dòng chảy, trong đó quan trọng nhất là phá dỡ các con đập cũ.

Nếu cộng hết các phí tổn khác như phải di dời hàng triệu người đi nơi khác sinh sống, phá hủy môi sinh khi thay đổi dòng chảy của nước, góp phần vào biến đổi khí hậu do nạn phá rừng... thì hầu hết các dự án thủy điện đều đắt hơn các nguồn năng lượng khác.

Từ ngàn xưa các dòng sông chảy tự do, nay bỗng bị ngăn bởi hết con đập này đến con đập khác; cái thì để phát điện, cái để cung cấp nước ngọt cho một vùng. Hàng loạt hồ nhân tạo được tạo ra, nhốt các loài cá vào một hệ sinh thái nghèo nàn, bế tắc. Các nhà khoa học cho rằng nhiều loài cá biến mất cũng do các đập thủy điện được xây ồ ạt từ những năm 1920-1970. Theo Tổ chức Dam Removal Europe, trong vòng 20-25 năm qua chừng 5.000 con đập nhỏ khắp châu Âu đã được phá bỏ, trả lại dòng chảy tự nhiên cho sông. Ở Mỹ, theo Hãng Tư vấn Princeton Hydro, trong vài thập niên gần đây đã có chừng 1.200 con đập lớn nhỏ được dỡ bỏ, tạo ra một hiệu ứng rất tích cực lên hệ sinh thái của nước này. Bình quân cứ mỗi tuần có một đập thủy điện cũ được phá bỏ ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Người ta chỉ không phá dỡ các con đập đang có tác dụng ngăn các loài độc hại cho sinh vật khác hay có tính lịch sử như con đập Prosperina, cao 22 mét xây từ thời La Mã tại Tây Ban Nha.

Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo rẻ tiền, mới nghe qua là có lợi cho môi trường, chỉ cần đầu tư ban đầu sau đó cứ khai thác mãi nguồn điện không gây ô nhiễm. Tuy nhiên hậu quả của các dự án thủy điện lên xã hội thì thường là rất lớn.

Ngược lại, ở các nước đang phát triển, số liệu năm ngoái cho thấy có chừng 3.700 đập thủy điện đang được xây dựng hay lên kế hoạch xây dựng, trong đó tính riêng cho lưu vực sông Amazon đã có đến 147 dự án. Với các nước này, thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo rẻ tiền, mới nghe qua là có lợi cho môi trường, chỉ cần đầu tư ban đầu sau đó cứ khai thác mãi nguồn điện không gây ô nhiễm. Tuy nhiên hậu quả của các dự án thủy điện lên xã hội thì thường là rất lớn.

Tính trên quy mô toàn cầu, trong thế kỷ qua có chừng 472 triệu người dân bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thủy điện. Những cộng đồng ở hạ lưu sống nhờ các con sông bị di dời, nguồn sống và nguồn thức ăn của họ bị phá hủy. Những mất mát về văn hóa thì không thể tính hết. Ví dụ, ngay sau khi xây con đập Tucurui ở Brazil trên sông Amazon, lượng cá đánh bắt giảm 60%; 100.000 dân ở khu vực hạ lưu bỗng trở nên nghèo đói do mất nguồn cá, đất canh tác bị ngập.

Vòng đời một con đập lại rất ngắn, ví dụ đập ở Brazil chỉ hữu dụng chừng 30 năm. Sau đó phải tốn rất nhiều tiền để nâng cấp bằng không các vật liệu xây dựng xuống cấp, chất bồi lắng tính tụ sẽ làm đập hư hại, không còn hoạt động ở mức thiết kế ban đầu. Chi phí tháo dỡ một đập thủy điện cũng rất lớn và thường không được tính vào chi phí đầu tư. Một điều các nhà đầu tư cũng ít tính tới là do phá rừng làm thủy điện nên đất lở, bồi lắng dưới chân đập nhanh hơn tính toán ban đầu - dẫn tới vòng đời các con đập này càng ngắn hơn.

Điện do công trình thủy điện làm ra lại không được dùng để phục vụ cho các cộng đồng hy sinh môi trường sống cho thủy điện - điện lại được dẫn đi phục vụ nơi khác, thường là các khu đô thị hay khu sản xuất xa nơi chịu tác động xấu của thủy điện. Ví dụ, thác Inga tại Congo là thác có lưu lượng nước lớn nhất thế giới. Một dự án thủy điện khổng lồ, dự án Grand Inga được lên kế hoạch xây dựng tại đây nhưng thay vì sản xuất điện cho người dân Congo, nơi 91% người dân chưa có điện, điện từ dự án 80 tỉ đô la này sẽ được xuất khẩu sang Nam Phi cho các công ty khai mỏ lớn sử dụng. Đây cũng là phương thức khai thác thủy điện dọc theo sông Amazon nơi các dự án thủy điện mới được cấp cùng các dự án khai mỏ. 

Xem thêm: lmth.gnourt-iom-ohc-nol-iah-yag-ial-neid-yuht-ar-aoh/099903/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hóa ra thủy điện lại gây hại lớn cho môi trường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools