vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ 4: Chuyện của George Floyd “phủ bóng” bầu cử

2020-10-29 15:56

Chủ đề nóng bỏng

Vấn đề mang tính “thâm căn cố đế” này trong xã hội Mỹ nhanh chóng trở thành chủ đề nóng để các ứng viên như Trump và Biden bám vào, phục vụ cho cuộc đua vào Nhà Trắng. Ngày 27-5, Reuters đưa tin 4 viên cảnh sát ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota (Mỹ) bị sa thải do liên quan đến cái chết của một người đàn ông da đen, không vũ trang tên George Floyd, 46 tuổi.

Đoạn video phát tán trên mạng cho thấy cảnh khi khống chế Floyd, một viên cảnh sát da trắng đã đè (tì) đầu gối của mình lên phần cổ của ông. Mặc Floyd liên tục van xin “Tôi không thở được”, viên cảnh sát vẫn duy trì tiếp tư thế khống chế cho đến khi Floyd bất tỉnh, được chuyển viện điều trị nhưng sau đó tử vong.

Truyền thông vào cuộc lên án, các nhà xã hội học chỉ ra dân Mỹ da den (người Mỹ gốc Phi) có bình quân thu nhập, tỷ lệ tiếp cận giáo dục thấp hơn cộng đồng dân da trắng nhưng có tỷ lệ tội phạm cao hơn so với các cộng đồng khác như người Mỹ gốc Á… Bất bình đẳng bùng lên thành phong trào phản đối trên diện rộng.

Cảnh George Floyd bị cảnh sát khống chế bằng cách tì gối lên cổ trên đường phố Minneapolis hôm 25-5 - Ảnh: CBS

Mỹ là một quốc gia trẻ nhưng có lịch sử sử dụng nô lệ, đặc biệt là dùng nô lệ người da đen có tổ tiên từ Châu Phi sang để lao động trong các đồn điền, trang trại, mỏ khoáng sản cho đến khi cuộc nội chiến Bắc-Nam kết thúc khi các bang miền Bắc chiến thắng trước liên minh miền Nam.

Năm 1862, tổng thống Abraham Lincoln ban hành Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ đem đến giá trị và phẩm hạnh trong cuộc sống cho những người da đen. Tuy nhiên nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại nặng nề tại Mỹ, kéo dài từ giai đoạn đó cho đến tận những năm 60 của Thế kỷ 20 buộc mục sư Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền khi đó phải phất cao ngọn cờ đấu tranh với mục tiêu chống lại các đạo luật như Luật Jim Crow – đạo luật công khai phân biệt chủng tộc ở các trường công, cấm hoặc hạn chế người da đen được đến nhiều khu vực công cộng như quán ăn, trường học, công viên và khách sạn, phủ nhận quyền của phần lớn người da đen được đi bầu cử.

Đến năm 1954, phong trào đấu tranh lên đến đỉnh điểm với việc bùng nổ hành động tẩy chay xe buýt để ủng hộ Rosa Parks, một người phụ nữ da đen bị bắt giữ vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe cho một người đàn ông da trắng theo quy định của Luật Jim Crow.

Nhắc lại lịch sử để thấy chỉ hơn nửa thế kỷ trước, ở Mỹ những bất công và phân biệt chủng tộc gay gắt vẫn còn tồn tại đối với những cộng đồng thiểu số và yếu thế.

Dư luận đổi thay

Trong vòng xoay của thời cuộc, từ thập niên 60 đến nay, luật pháp Mỹ đã được cải cách đem lại quyền bình đẳng cho các cộng đồng dân cư, những luật phân biệt như Jim Crow đã lùi vào quá khứ. Tuy nhiên khi đó một “cơn gió” mới lại phủ lên: Toàn cầu hoá tạo ra khoảng cách giàu – nghèo ngày càng sâu sắc. Người da đen qua những thống kê bị “bỏ lại phía sau” về thu nhập, giáo dục so với người da trắng càng khiến xã hội phân hoá thêm.

Những hành động sử dụng vũ lực quá trớn của lực lượng chấp pháp, bị dư luận đánh giá là tàn bạo áp chế lên cộng đồng da màu, như vụ George Floyd tiếp tục “bắt lửa” bùng lên thành phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc trên toàn quốc và là vấn nạn xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc bầu cử tổng thống. Các cử tri của những cộng đồng này sẽ xem xét xem ứng viên nào có đường hướng chính sách chống phân biệt chủng tộc để dồn phiếu cho họ.

Tổng thống Trump trước làn sóng biểu tình sau vụ George Floyd đã tránh lên án trực diện những nhóm theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, đồng thời giận dữ chỉ trích những hành động bạo lực quá trớn như đốt xe, đập phá cửa hàng, kéo đổ tượng đài của những nhân vật có lịch sử liên quan đến chế độ sử dụng nô lệ ở Mỹ.

Những người biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ - Ảnh: Getty​

Tờ Financial Times trong bài viết ngày 11-6-2020 nhận định: Sự bùng phát tức giận của tổng thống Mỹ đối với người biểu tình có nguy cơ khiến cử tri xa lánh ông trong bối cảnh sự phản đối kịch liệt của cả nước chống lại nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống và sự thay đổi nhanh chóng của dư luận về vấn đề này cũng đã làm suy yếu sự hấp dẫn trong những lời hùng biện của Trump đối với những cử tri độc lập quan trọng. Trump có lúc còn nhắc đến khả năng sử dụng quân đội để trấn áp người biểu tình, hành động bị Bộ quốc phòng bác bỏ sau đó.

Ông chủ Nhà Trắng đề ra chiến lược “luật lệ và trật tự” nhưng vấp phải rào cản với việc ngày càng có nhiều người Mỹ đứng lên chống lại sự phân biệt chủng tộc. Nascar – Hiệp hội quốc gia về đua xe ô tô, một công ty điều hành và quản lý đua xe ô tô của Mỹ đã ban hành quy định cấm cắm cờ Liên minh miền Nam (phe ủng hộ chế độ sử dụng nô lệ trong cuộc Nội chiến Mỹ) tại các cuộc đua xe cổ do họ tổ chức.

Tuy nhiên, khi Lầu Năm Góc cân nhắc việc đổi tên các căn cứ tôn vinh những tướng lĩnh Liên minh miền Nam, Trump tuyên bố sẽ chặn động thái này. Ông nói: “Lịch sử của chúng ta với tư cách là quốc gia vĩ đại nhất Thế giới sẽ không bị can thiệp vào”.

Tờ Financial Times dẫn lời Frank Luntz – một nhà thăm dò ý kiến của đảng Cộng hoà nhận định: “Trump đang bơi ngược dòng nước mạnh. Quan điểm cho rằng cảnh sát nhiều khả năng đã sử dụng vũ lực quá mức đối với người Mỹ gốc Phi đã trở thành đa số sau cái chết của George Floyd. Tôi chưa từng thấy dư luận thay đổi nhanh chóng như vậy trong suốt 35 năm làm kinh doanh”.

Trong khi đó, đối thủ của Trump - ứng cử viên tranh cử tổng thống đảng Dân Chủ Joe Biden hôm 1-6 đã nhanh chóng dùng chủ đề này để vận động khi cam kết với các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi ở bang Delaware rằng ông sẽ giải quyết vấn đề "phân biệt chủng tộc" nếu được bầu làm tổng thống Mỹ.

Biden trước đó vào hôm 31-5 đã đến thăm một địa điểm biểu tình của phong trào. Truyền thông sau đó tung ra bức ảnh ông quỳ cùng một người biểu tình để biểu thị sự ủng hộ họ.

(Còn tiếp...)

Kỳ 3: “Câu thần chú” việc làm
(CATP) Quá trình thuê ngoài với các hãng xưởng đặt bên ngoài lãnh thổ, tự động hoá trong sản xuất, nay thêm dịch Covid-19 đã đẩy việc làm vụt khỏi tay hàng triệu người Mỹ. Vì thế “câu thần chú” tạo ra việc làm vẫn là ưu tiên chính trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng lần này.
 
Kỳ 2: Sự “lên ngôi” của thế hệ trẻ
(CATP) Trên nền một xã hội ngày càng bị phân cực và chia rẽ về quan điểm chính trị, nước Mỹ ngày nay còn chứng kiến lá phiếu của những người trẻ ngày càng chiếm ưu thế chính, mang tính quyết định đến kết quả bầu cử.
 
​Kỳ 1: Một nước Mỹ phân cực và chia rẽ
(CATP) Bức tranh về một nước Mỹ siêu cường chưa bao giờ rối loạn đến vậy: Những cuộc biểu tình biến thành bạo động chống phân biệt chủng tộc lan ra toàn quốc, những đám đông cực hữu theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, giận dữ tràn xuống đường mang theo súng phản đối các biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19.
 
Anh Duy

Xem thêm: lmth.531201_uc-uab-gnob-uhp-dyolf-egroeg-auc-neyuhc-4-yk/et-couq/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Kỳ 4: Chuyện của George Floyd “phủ bóng” bầu cử”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools