vĐồng tin tức tài chính 365

3 loại hình sạt lở mà Việt Nam phải đối mặt, đe dọa tính mạng con người nghiêm trọng trong năm nay

2020-10-29 17:53

Nếu như trong năm 1999, thiệt hại về người và tài sản tại Việt Nam hầu hết là do lũ lụt thì đến năm nay 2020, sạt lở chính là loại hình thiên tai gây thiệt hại rất lớn.

Thời gian vừa qua, cùng với tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung diễn biến phức tạp, các vụ sạt lở nghiêm trọng đã liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương như Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị hay mới đây nhất là Quảng Nam. Qua những vụ sạt lở này cho thấy, Việt Nam đang phải đối mặt với 3 loại hình sạt lở chính là: Sạt lở gần khu vực thủy điện, Sạt lở ở sườn núi dốc và Sạt lở đường giao thông. Cả 3 loại hình này đều có thể gây nên hậu quả rất trầm trọng, đe dọa lớn đến tính mạng và tài sản của người dân.

Trong chuyên mục Thời sự toàn cảnh, phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam VTV đã có những tìm hiểu, phân tích cũng như có được chia sẻ từ chuyên gia để làm rõ về 3 loại hình sạt lở nói trên:

1. Sạt lở gần khu vực thủy điện: Sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 và Tiểu khu 67

Vụ sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 và Tiểu khu 67 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) xảy ra vào ngày 12/10 vừa qua chính là một minh chứng cho loại hình Sạt lở gần khu vực thủy điện. 

Chỉ sau 1 tiếng nổ, nửa một quả núi cao hơn 120m, bề rộng 200m đã đổ sập xuống và vùi lấp khu nhà điều hành của Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3. Cùng ngày, vụ sạt lở tương tự cũng đã xảy ra tại Tiểu khu 67, vùi lấp hoàn toàn ngôi nhà của trạm kiểm lâm và khiến 22 cán bộ, chiến sĩ hy sinh.

Ngọn núi sạt lở, đổ sập xuống thủy điện Rào Trăng 3

Theo TS. Nguyễn Quốc Thành - Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên nhân ban đầu của 2 vụ sạt lở trên là do địa hình khu vực đã bị phá hủy và có nhiều đứt gãy. Một nguyên nhân quan trọng tiếp theo đó chính là do việc xây dựng nhà máy thủy điện đã không đảm bảo an toàn trong xây dựng, dẫn đến núi tại đây có độ dốc quá lớn.

TS. Nguyễn Quốc Thành nói: "Khu vực Rào Trăng 3 là nơi đất đá bị phá hủy rất nhiều, có nhiều đứt gãy. Ngay tại khu vực nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, có 1 đứt gãy gọi là đứt gãy Rào Trăng đi qua. Đặc biệt, khu vực này từng bị phong hóa rất dày. 

Trong thời gian trước đó, miền Trung trải qua 1 đợt khô hạn rất dài, cấu trúc của đất đã bị phá hủy, khu vực Rào Trăng 3 độ dốc tự nhiên dao động từ 20-40 độ, có nơi mái dốc còn lớn hơn. Ngoài ra, trong xây dựng tại đây đã không tuân thủ kỹ thuật, để cho mái dốc quá lớn nhằm giảm thiểu khối lượng đất đá phải dỡ tải, khi gặp mưa đất đá không chịu nổi và sẽ trượt lở.

Trong xây dựng thủy điện nói chung ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng chưa được kiểm soát".

3 loại hình sạt lở mà Việt Nam phải đối mặt, đe dọa tính mạng con người nghiêm trọng trong năm nay - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, hiện trạng rừng bị chặt phá cũng đóng vai trò lớn gây ra sạt lở. Tại Rào Trăng 3 trước và sau năm 2017, ảnh vệ tinh cho thấy rừng đã bị chặt phá nhiều, mật độ che phủ giảm. Điều này làm khả năng chịu xói mòn của đất giảm đi đáng kể. Những yếu tố gây ra sạt lở tại miền Trung trong thời điểm này đều đến ngưỡng không thể cứu vãn. Mưa quá lớn, địa chất rời rạc và địa hình thì rất bất lợi.

2. Sạt lở ở sườn núi dốc: Sạt lở tại Sư đoàn 337 Quảng Trị

Rạng sáng 18/10, đất đá ầm ầm đổ xuống các khu nhà của Sư đoàn 337 (đóng quân tại Quảng Trị). Bùn đất đổ xuống 3 dãy nhà, đẩy các mảng tường trôi xa hàng chục mét. Vụ sạt lở khiến 17 cán bộ, chiến sĩ bị vùi lấp, hy sinh.

Đáng chú ý, từ vị trí dãy nhà của Sư đoàn 337 đến chân ngọn núi bị sạt lở là một quãng đường dài đến 1,6km. Đây là khoảng cách mà nhiều người nghĩ là an toàn nhưng thật ra không phải vậy, với địa hình dốc đến 40 độ thì hàng nghìn mét khối đất đá vẫn có thể vùi lấp xuống.

3 loại hình sạt lở mà Việt Nam phải đối mặt, đe dọa tính mạng con người nghiêm trọng trong năm nay - Ảnh 2.

Khoảng cách giữa dãy nhà của Sư đoàn 337 đến chân ngọn núi bị sạt lở là 1.6km

3 loại hình sạt lở mà Việt Nam phải đối mặt, đe dọa tính mạng con người nghiêm trọng trong năm nay - Ảnh 3.

Độ dốc của ngọn núi đến 40 độ khiến đất đá trượt lở trong khu vực rộng

Đây chính là loại hình sạt lở ở sườn núi dốc. Với độ dốc lớn của những sườn núi, đất đá có thể bị trượt lở và đẩy đi rất xa, gây ảnh hưởng trong cả khu vực rộng lớn.

3. Sạt lở đường giao thông: Sạt lở tại Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình)

Loại hình sạt lở nguy hiểm thứ 3 chúng ta phải đối mặt đó chính là Sạt lở đường giao thông mà vụ sạt lở xảy ra tại Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) ngày 20/10 vừa qua chính là minh chứng rõ rệt.

Theo đó, sau khi đất đá đổ sập xuống 3 dãy nhà làm việc tại cửa khẩu Cha Lo thì những con đường tại đây đã bị sụt lún, những mảng nhựa đường bị bóc lên. Dưới lớp nhựa đường đất đá đã bị sụt lún, thậm chí là bị rỗng.

3 loại hình sạt lở mà Việt Nam phải đối mặt, đe dọa tính mạng con người nghiêm trọng trong năm nay - Ảnh 4.

Mặt đường nhựa bị bóc gãy sau vụ sạt lở tại Cửa khẩu Cha Lo

Vụ sạt lở tại Cửa khẩu Cha Lo may mắn không gây thiệt hại về người, tuy nhiên đã cho thấy tình hình nghiêm trọng của những con đường giao thông ven khu vực đồi núi. Những con đường này thật sự gây nguy hiểm bởi nguy cơ sụt gãy có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Ảnh cắt từ Bản tin của VTV

Tùng

Pháp luật và bạn đọc

Xem thêm: nhc.34922056192010202-yan-man-gnort-gnort-meihgn-iougn-noc-gnam-hnit-aod-ed-tam-iod-iahp-man-teiv-am-ol-tas-hnih-iaol-3/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“3 loại hình sạt lở mà Việt Nam phải đối mặt, đe dọa tính mạng con người nghiêm trọng trong năm nay”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools