vĐồng tin tức tài chính 365

Nung nấu vào đại học

2020-10-31 12:18
Nung nấu vào đại học - Ảnh 1.

Trần Văn Trí và các em nhỏ trong trung tâm - Ảnh: K.ANH

"Mình mong muốn học ĐH, với việc làm tốt sau này sẽ phụng dưỡng tuổi già cho cha" - Trần Văn Trí chia sẻ. Người cha khuyết tật của Trí đang nương nhờ tại Trung tâm Chánh Phú Hòa (Bình Dương).

Chuỗi ngày ngóng mẹ, nhớ cha

Lúc 6 tuổi, cả nhà Trí gồm năm người được chuyển từ cuộc sống nơi vỉa hè về Trung tâm Chánh Phú Hòa. Sau đó, ba chị em Trí được đưa về Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình, được nuôi dưỡng và được đến trường.

Không còn những đêm ngủ ướt bên mái hiên cửa hàng trên đường phố nhưng chị em Trí không còn được bên cạnh mẹ cha. Trí kể lại: "Những ngày đầu vào Trung tâm Tam Bình, mình nhớ cha mẹ da diết, không thiết tha một việc gì ngoài chuyện ngồi khóc. Các cô, các chú ở trung tâm an ủi nên tinh thần của mình tốt dần lên, và mình bắt đầu đi học tại ngôi trường tiểu học gần đó".

Tuy nhiên, mẹ và chị gái của Trí chọn một cuộc sống tự lập khác nên rời trung tâm. Vậy là gia đình Trí thêm lần nữa không được gần nhau. Hằng năm, đến dịp tết là các cô chú lại đưa Trí và em trai lên Trung tâm Chánh Phú Hòa thăm cha. Tuần lễ này trong năm luôn được Trí và em trai mong ngóng. "Hai anh em đều mong đến một ngày đón cha về phụng dưỡng tuổi già" - Trí bộc bạch.

Được ở lại trung tâm là may mắn lớn

Phòng của Trí ở trung tâm có hơn 30 nam. Trí lớn tuổi nhất nên quán xuyến, phân công các công việc cho mọi người. Khi đi học, Trí cũng là người tập hợp các em lại rồi theo hướng dẫn của người phụ trách công việc này tại trung tâm, cùng nhau đến trường và về. Trí cũng đảm nhận việc kèm cặp các em nhỏ học bài. "So với bè bạn cùng trang lứa có cha mẹ đủ đầy thì mình thấy thiệt thòi nhưng thật ra mình vẫn còn may mắn hơn những đứa em trong trung tâm này. Nhiều em không cha không mẹ, có em vào trung tâm từ khi mới lọt lòng, thương lắm. Chính vì thế anh em tụi mình trong này rất thương nhau" - Trí chia sẻ.

Gian phòng làm nơi học tập cho các bạn trong trung tâm luôn là nơi được Trí đến nhiều nhất. Sau khi cho các em ôn bài tập xong, Trí nhắc nhở các em đánh răng lên giường đi ngủ. Lúc đó là thời gian Trí dành cho bản thân, lặng lẽ quay lại gian phòng học tập để hoàn thành việc học của mình. "Mình nung nấu việc vào ĐH thì may ra mai này mới có cơ hội việc làm tốt để thực hiện ước mơ đoàn tụ gia đình" - Trí nói chắc nịch. Và ánh đèn phòng học bài trong nhiều năm qua luôn rọi sáng theo ước mơ của Trí. Học bài rất khuya nhưng sáng nào Trí cũng dậy sớm học những môn cần phải thuộc bài. Và hôm nay Trí đã chạm tay đến giảng đường ĐH.

Theo quy định thì những trẻ lớn lên tại các trung tâm xã hội, trại trẻ mồ côi đến 18 tuổi đều được trưởng thành cho ra ngoài tự lập. Tuy nhiên, trung tâm tiếp tục cho Trí ở lại trong thời gian là sinh viên. Mặc dù các cô chú ở trung tâm vận động phần nào đỡ đần chi phí cho Trí, nhưng Trí nói bạn sẽ tìm kiếm thêm việc làm sau giờ học để trang trải việc học của mình trong những năm tiếp theo. "Các cô chú cho ở lại trung tâm đã là may mắn lắm rồi" - Trí xúc động.

Biết vươn lên trong cuộc sống

Chị Nguyễn Thị Diễm Thu, bí thư chi đoàn Trung tâm Bảo trợ trẻ em Tam Bình, cho biết Trí là cậu bé thông minh, biết vươn lên trong cuộc sống, dù từ nhỏ ba mẹ đã không có đủ điều kiện để nuôi và cho em đi học. "Phải sống ở trại trẻ mồ côi, éo le là thế nhưng nhiều năm liền em đều học tập tốt. Những lúc rảnh rỗi, Trí đều phụ giúp các cô chú trong ca trực bao quát các em nhỏ, chăm cho các em tắm, dạy kèm thêm cho các em. Trí đậu ĐH rồi, hi vọng em sẽ thực hiện được ước mơ của mình và tiếp tục giữ nghị lực ở con đường phía trước" - chị Diễm Thu nói.

Sau nỗi đau mất mẹ cha, lần từng bước vào con đường đại họcSau nỗi đau mất mẹ cha, lần từng bước vào con đường đại học

TTO - "Nhiều lúc em chua xót nghĩ con đường học vấn của mình được tiếp bước trên nỗi đau mất mẹ mất cha. Em thuộc diện mồ côi, học phí gì cũng chỉ cần đóng một nửa", Nguyên nói.

Xem thêm: mth.54162310113010202-coh-iad-oav-uan-gnun/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nung nấu vào đại học”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools