Một góc cảng Cái Mép - Thị Vải thuộc cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu - một trong hai cảng biển đặc biệt của cả nước - Ảnh: ĐÔNG HÀ
Thông tư số 18 nêu rõ mức thu tiền sử dụng khu vực biển để làm cảng biển, cảng nổi, cảng dầu khí ngoài khơi và các cảng, bến khác; khu neo đậu, vùng nước phục vụ hoạt động của cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, xây dựng cảng tàu vận tải hành khách: 7,5 triệu đồng/ha/năm.
Vùng nước phục vụ hoạt động nhà hàng, khu dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao trên biển; khu neo đậu, trú nghỉ đêm của tàu thuyền du lịch; khai thác dầu khí; khai thác khoáng sản; trục vớt hiện vật, khảo cổ: 7,5 triệu đồng/ha/năm.
Mức thu tiền sử dụng khu vực biển để xây dựng cáp treo, các công trình nổi, ngầm, lấn biển, đảo nhân tạo, sử dụng khu vực biển để xây dựng hệ thống đường ống dẫn ngầm, lắp đặt cáp viễn thông, cáp điện; sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng cá: 7,5 triệu đồng/ha/năm
Đối với những hoạt động chưa có quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển theo quy định trên, Bộ Tài nguyên và môi trường quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không thấp hơn 3 triệu đồng/ha/năm và không cao hơn 7,5 triệu đồng/ha/năm.
Theo thông tư, mức thu tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm như sau: mức thu tiền sử dụng khu vực biển trong vùng biển 6 hải lý và vùng biển liên vùng, từ ngoài 6 hải lý đến 9 hải lý: 20.000 đồng/m3;
Mức thu tiền sử dụng khu vực biển trong vùng biển từ ngoài 9 hải lý đến 12 hải lý: 18.500 đồng/m3.
Mức thu tiền sử dụng khu vực biển trong vùng biển từ ngoài 12 hải lý đến 15 hải lý: 16.500 đồng/m3 và mức thu tiền sử dụng khu vực biển trong vùng biển từ ngoài 15 hải lý: 15.000 đồng/m3..
Thông tư số 18 có hiệu lực kể từ ngày 15-12.
Xem thêm: mth.52031930220111202-oas-ar-neit-uht-neib-cuv-uhk-gnud-us/nv.ertiout