Ngày 4/1/1 theo giờ Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ kết thúc cuộc họp thường kỳ kéo dài 2 ngày. Dự kiến cơ quan này sẽ có họp báo về các quyết định hoặc những gợi ý về chính sách tiền tệ thời gian tới.
Theo kết quả khảo sát của CNBC với các nhà đầu tư phố Wall, hầu hết tin FED sẽ phải tính tới khả năng tăng lãi suất sớm hơn dự kiến trước đó. Họ cũng dự báo FED sẽ thông báo giảm dần chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp từ tháng 11. Hiện mỗi tháng cơ quan này bơm 120 tỷ USD vào nền kinh tế thông qua việc mua trái phiếu và chứng khoán đảm bảo. Lần này có thể giảm xuống còn 15 tỷ USD mỗi tháng, để tháng 5 tới là kết thúc.
Các nhà kinh tế học của Bloomberg cũng đồng quan điểm, nhưng chi tiết hơn về thời điểm. Họ dự báo FED sẽ tăng lãi suất lên 0,75% lần đầu vào đầu năm 2023, sau đó sẽ tăng dần tới mốc 1,75% vào đầu năm 2024.
Các nhà kinh tế cũng cho rằng lạm phát là lý do chính khiến FED phải thay đổi chính sách tiền tệ sớm. 52% các nhà kinh tế học đồng ý với quan điểm này.
Các nhà kinh tế học của Bloomberg dự báo FED sẽ tăng lãi suất lên 0,75% lần đầu vào đầu năm 2023, sau đó sẽ tăng dần tới mốc 1,75% vào đầu năm 2024. (Ảnh: Getty Images)
Lạm phát là yếu tố các chuyên gia của FED đã dự đoán được. Tuy nhiên lạm phát tăng nhanh đột biến như hiện nay lại là điều tương đối ngoài kế hoạch. Có những lý do khách quan tác động lên yếu tố này.
Marketwatch giải thích lạm phát theo cách dễ hiểu là "quá nhiều tiền chạy theo quá ít hàng hóa". Quá nhiều tiền nghĩa là khi đại dịch bùng phát, Chính phủ Mỹ đã bơm tiền cho bất cứ ai. Trong khi các khoản chi lớn như: đi lại, giải trí, nhà hàng đều hạn chế. Vì vậy, thu về tăng, tiêu ra giảm nên tiết kiệm nhân lên. Khi kinh tế mở cửa, người dân tung tiết kiệm ra tiêu lại có ít hàng hóa do chuỗi cung ứng đứt gãy. Như vậy lạm phát tăng.
Nhật báo phố Wall tóm lại rằng, nhu cầu cấp thiết đối với hàng hóa, chuỗi cung ứng đứt gãy khiến mọi thứ khan hiếm, nhu cầu đi lại tăng đã đẩy chỉ số lạm phát 12 tháng của Mỹ lên cao. Lạm phát lõi, vốn không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, đã tăng 3,6% trong tháng 9 so với cùng thời điểm năm 2020.
Nhiều người dự đoán lãi suất tăng trở lại sớm hơn là do quãng thời gian giá cả hàng hóa sẽ tăng tiếp còn có thể kéo dài tới giữa năm sau. Sau đó, lạm phát mới có thể trở lại mốc 2% vào đầu năm 2023.
Ngay trước khi cuộc họp của FED kết thúc 1 ngày, các nhà đầu tư phố Wall đã thể hiện quan điểm của mình cụ thể hơn bằng việc đổ thêm tiền vào mua cổ phiếu. Điều này đã khiến cả 3 chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ chuyển sang sắc xanh tăng điểm. FED thu bớt đồng USD có thể khiến đồng tiền này tăng giá trị. Tuy nhiên với các nhà đầu tư, nó cũng không thể sinh lời bằng cổ phiếu khi mọi hoạt động đang dần trở lại bình thường.
VTV.vn - Phiên giao dịch sáng nay (3/11), giá vàng SJC được các công ty vàng bạc đá quý điều chỉnh giảm nhẹ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.16890550130111202-neik-ud-noh-mos-taus-ial-gnat-eht-oc-def/et-hnik/nv.vtv