vĐồng tin tức tài chính 365

Không để xảy ra tình trạng 'tham nhũng chính sách'

2021-11-04 07:29

Ngày 3-11, Đảng đoàn Quốc hội (QH) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị và đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ QH khóa XV.

Không để xảy ra tình trạng 'tham nhũng chính sách' - ảnh 1
Thường trực Ban bí thư Võ văn Thưởng (trái) và Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ tại hội nghị ngày 3-11. Ảnh: TTXVN - Đ.MINH

Nhiều vấn đề mới nảy sinh nhưng luật chưa dự liệu

Phát biểu tại hội nghị, được kết nối với 62 tỉnh, TP, Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng cho biết Bộ Chính trị đánh giá sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 48 về chiến lược lập pháp, đến nay nước ta đã có hệ thống pháp luật cơ bản đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tạo hành lang pháp lý cho phát triển. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ, thực tiễn thì tính ổn định và khả năng dự báo trong một số lĩnh vực chưa cao, một số quy định chưa đồng bộ, thống nhất, thậm chí có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn.

Còn nhiều vấn đề luật pháp chưa thể theo kịp thực tiễn, quy định pháp luật xa rời cuộc sống. Có những vấn đề mới nảy sinh, như lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm người khác, tội phạm trên không gian mạng... nhưng pháp luật chưa dự liệu hết.

Bộ Chính trị trong Kết luận 19 yêu cầu công tác xây dựng, ban hành pháp luật thời gian tới phải thận trọng, chắc chắn, chuẩn bị sớm, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, không chạy theo số lượng. “Cần lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và lợi ích quốc gia - dân tộc làm trọng tâm; tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực Nhà nước, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo” - ông Thưởng phát biểu.

137 nhiệm vụ lập pháp trong nhiệm kỳ

Chịu trách nhiệm chính trước Bộ Chính trị về triển khai công tác xây dựng pháp luật, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho biết đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ QH khóa XV đặt ra 137 nhiệm vụ lập pháp, điều chỉnh nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, các cơ quan liên quan và QH sẽ lên chương trình xây dựng pháp luật hằng năm.

Ông Huệ lưu ý Chính phủ, các bộ, ngành và các cơ quan có trách nhiệm trong sáng kiến lập pháp cần quán triệt Kết luận 19 của Bộ Chính trị, trong đó chú trọng hơn về chất lượng, không chạy theo số lượng.

“Kiên quyết không trình QH, Ủy ban Thường vụ QH dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng và tiến độ. Chúng tôi nhắc lại một lần nữa, với tinh thần làm việc ngày đêm để đáp ứng yêu cầu kiến tạo, phát triển nhưng tất cả dự án luật và dự thảo nghị quyết mà không bảo đảm chất lượng dứt khoát trả lại cho cơ quan trình” - ông Vương Đình Huệ nói.

Chủ tịch QH khẳng định: Không thể chấp nhận dự án luật sơ sài rồi đưa ra biểu quyết sau đó một thời gian ngắn lại phải sửa mà không đáp ứng yếu cầu kiến tạo, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế.

Ông cũng đề nghị MTTQ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI tổ chức nhiều hơn các hội thảo, hội nghị góp ý, phản biện dự thảo luật. Qua đó khắc phục tình trạng dự án luật được công bố, đăng tải công khai nhưng doanh nghiệp, người dân không góp ý. Đến khi ban hành thì lại “ngã ngửa ra vì nó động tới việc nọ, động tới việc kia”.

 

Phải chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”; không được lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật hoặc chỉ thiên về tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước, mà thiếu đồng hành với người dân, doanh nghiệp.

Thường trực Ban bí thư VÕ VĂN THƯỞNG phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Bổ sung, sửa đổi, xây dựng hàng loạt dự luật

Nằm trong các nhiệm vụ lập pháp, báo cáo của VKSND Tối cao cho biết đã tổ chức rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ nhân chứng, qua đó đề xuất Chính phủ lên chương trình nghiên cứu, xây dựng một luật riêng điều chỉnh vấn đề này. Đề xuất đã được chấp thuận và nhiều khả năng Bộ Công an sẽ chủ trì nghiên cứu, kiến nghị cụ thể.

Ở vai chủ trì, cùng với việc tham mưu sửa đổi nhỏ Bộ luật Tố tụng hình sự ở kỳ họp thứ hai của QH, nhằm phù hợp với cam kết của Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), VKSND Tối cao sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát toàn diện Bộ luật Tố tụng hình sự để có thể đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của QH từ năm 2025 đến 2026 với những sửa đổi lớn hơn.

Cũng trong lĩnh vực tư pháp, TAND Tối cao cho biết trong nhiệm kỳ QH khóa XV, cơ quan này sẽ chủ trì soạn thảo chín luật, pháp lệnh và phối hợp rà soát năm luật.

Trong số này, đáng chú ý là dự kiến đề xuất đưa vào chương trình lập pháp của QH giai đoạn 2023-2025 nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức TAND. Hướng sửa đổi là phân tích hoàn toàn quy trình, thủ tục mang tính chất hành chính tư pháp với quy trình thủ tục tố tụng tại tòa.

Về tổ chức thì lập thêm TAND Cấp cao tại TP Cần Thơ và tỉnh Yên Bái để đảm đương nhiệm vụ xét xử theo lãnh thổ với 10 tỉnh, TP vùng ĐBSCL và 15 tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Như vậy sẽ giảm tải cho TAND Cấp cao tại TP Hà Nội và TP.HCM.

Đáng chú ý, lần sửa đổi này dự kiến sẽ triển khai trên thực tế mô hình tòa án sơ thẩm khu vực, vốn được đề ra từ 15 năm trước, trong Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp tầm nhìn năm 2020.

Ngành tòa án sẽ nghiên cứu luật về tư pháp với người chưa thành niên, luật về hội thẩm nhân dân để đưa vào chương trình xây dựng luật của QH từ năm 2023 đến 2024. Trong đó, về hội thẩm nhân dân, TAND Tối cao đang xây dựng đề án đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia xét xử, đã xin ý kiến Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương hồi tháng 8.

Xem thêm: lmth.3675201-hcas-hnihc-gnuhn-maht-gnart-hnit-ar-yax-ed-gnohk/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không để xảy ra tình trạng 'tham nhũng chính sách'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools