Nhiều chuyên gia nhận định thần tượng ảo có thể thay đổi cuộc chơi trong việc kích cầu người tiêu dùng, đặc biệt đối với giới trẻ.
Thần tượng ảo Shen Xiaoya từng làm người dẫn chương trình tin tức trên kênh sóng chính thống của thành phố Thượng Hải vào năm 2020. Giờ công việc của nhân vật này dày đặc lịch trình hàng ngày.
"Tôi đã làm việc được 1 năm và khá bận rộn. Tôi thường dẫn chương trình tin tức truyền hình và làm livestream tại một số sự kiện lớn. Ví dụ, tôi đang chuẩn bị cho hội chợ xúc tiến thương mại Trung Quốc lần thứ 4 diễn ra trong tháng 11. Tôi cũng hay giao lưu trực tuyến với người hâm mộ của mình", Shen Xiaoya (thần tượng ảo) cho biết.
Chỉ tồn tại trên không gian mạng, nhưng giá trị kinh tế "thần tượng ảo" mang đến không hề ảo. Ngành công nghiệp thần tượng ảo đặc biệt bùng nổ tại Trung Quốc, mang về giá trị ước tính lên tới hơn 6 tỷ Nhân dân tệ, tương đương gần 1 tỷ USD, chỉ sau 9 năm, kể từ khi thế hệ thần tượng ảo nói tiếng Trung Quốc lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2012.
Theo các chuyên gia, những thần tượng ảo có tỷ lệ tương tác cao gấp 3 lần so với người mẫu thông thường.
Thần tượng ảo Shen Xiaoya.
Nhờ vào sự phát triển của mạng 5G, công nghệ AI và VR cải tiến, trong 2 năm gần đây, ngày càng nhiều nhân vật thần tượng ảo xuất hiện hơn trong các thế giới ảo Metaverse khác nhau.
"Khái niệm vũ trụ ảo Metaverse, tương lai của Internet ngày càng trở nên quen thuộc hơn với chúng ta. Thần tượng ảo là một trong những thứ dựa trên khái niệm Metaverse", ông Lu Gang, Nhà sáng lập công ty công nghệ TechNode.com, chia sẻ.
Về phía nhãn hàng, thần tượng ảo thể hiện sự hoàn mỹ ở chỗ làm việc không cần nghỉ ngơi, xuất hiện cùng lúc trên nhiều nền tảng, tiêu tốn chi phí rẻ hơn.
"Các công ty đã quen với việc sử dụng những thần tượng ảo này hơn, vì rõ ràng chi phí ít tốn kém hơn nhiều so với việc sử dụng người thật. Ngoài ra, việc sử dụng thần tượng ảo trong chiến dịch tiếp thị an toàn hơn rất nhiều vì bạn không biết khi nào thần tượng con người sẽ dính vào một vụ bê bối lớn trong tương lai", ông Jin Yuchen, Nhà sáng lập công ty AlphaLink App.
Bên cạnh đó, những thần tượng ảo trông giống nhân vật hoạt hình còn mang lại một cảm giác gần gũi đối với thế hệ trẻ.
"Chúng ta có cả một thế hệ trẻ nhỏ lớn lên xem phim hoạt hình anime. Những nhân vật này, dù là 2D hay 3D, chúng đều là những nhân vật giới trẻ có thể dễ dàng liên tưởng. Đó là lý do vì sao thần tượng ảo đóng một vai trò lớn hơn trong chiến lược thúc đẩy tiêu dùng thế hệ Z", ông Jin Yuchen, Nhà sáng lập công ty AlphaLink App, cho hay.
Hát được, nhảy được và trò chuyện khéo léo…, với tần suất lớn xuất hiện trước công chúng, thần tượng ảo đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của các thương hiệu, tìm kiếm cơ hội kết nôi với các khách hàng tiềm năng.
VTV.vn - Xu hướng kinh doanh thời trang ảo phát triển mạnh trong giới trẻ thế hệ Z đến nỗi các thương hiệu thời trang xa xỉ cũng không thể bỏ qua.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.44015255150111202-oa-gnout-naht-od-yt-peihgn-gnoc-hnagn/et-hnik/nv.vtv