vĐồng tin tức tài chính 365

Gánh chịu giá nguyên liệu đầu vào cao, ngành thép giảm lợi thế cạnh tranh?

2021-11-08 15:02

TPHCM - Từ nửa cuối tháng 10.2021, giá nguyên liệu thép nói chung liên tục giảm, trong đó giá thép cuộn cán nóng đã giảm khoảng 15% tính đến đầu tháng 11. Điều này được cho là sẽ khiến các doanh nghiệp thép Việt Nam bị giảm tính cạnh cạnh về giá bán thành phẩm.

Giá thép nguyên liệu giảm

Theo thống kê, loại nguyên liệu là thép cuộn cán nóng, tính từ thời điểm ngày 16.10-3.11, giá trên thị trường thế giới đã giảm khoảng 15%.

Trong khi đó, tại thời điểm ngày 2.11, hợp đồng tương lai quặng sắt tại Trung Quốc có mức giá rớt xuống ngưỡng 600 Nhân dân tệ/tấn (khoảng 93,75 USD). Nguyên nhân dẫn đến sự giảm giá mạnh này được cho là nguồn cung được cải thiện, trong khi nhu cầu không quá mạnh mẽ.

Cùng với đó, hợp đồng tương lai quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên cũng giảm 10%, giá lao xuống mức 565,5 Nhân dân tệ/tấn. Đây là mức giá thấp nhất kể từ thời điểm giữa tháng 11.2020.

Các loại sản phẩm khác như thanh cốt thép dùng trong xây dựng trên sàn giao dịch hợp đồng tương lai Thượng Hải cũng giảm 7,3%, thép cuộn cán nóng giảm 6,5%...

Tuy nhiên, theo bà Bùi Thị Kim – Trưởng phòng kinh doanh của Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, biến động giá theo chiều hướng giảm như trên có tác động bất lợi nhất định đến một số doanh nghiệp thép Việt Nam.

Cụ thể, thời gian qua do giá thép nguyên liệu tăng cao, nhiều doanh nghiệp thép đã tích trữ đủ nguyên liệu từ năm 2020 hoặc đầu năm 2021, cho nên đã giúp họ ổn định được sản xuất và hưởng lợi về biên lợi nhuận tốt hơn khi giá hàng tồn kho thấp nhưng giá bán thành phẩm ra thị trường lại điều chỉnh tăng.

Nhưng với đợt giảm giá của nguyên liệu thép đang diễn ra, vì các doanh nghiệp thép Việt Nam đã tích trữ nguyên liệu giá cao trước đó có thể bị tác động tiêu cực. Cụ thể, doanh nghiệp thép có thể phải điều chỉnh giá bán theo mức giảm của nguyên liệu đầu vào. Theo đó, biên lợi nhuận sẽ thu hẹp. Còn nếu giữ nguyên giá bán, có thể sẽ giảm tính cạnh tranh, đặc biệt là xuất khẩu.

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Tuy nhiên, đó là những tính toán theo phân tích. Còn trên thực tế thị trường, từ tháng 10 đến nay một số doanh nghiệp thép Việt Nam liên tục tăng giá bán từ thép nguyên liệu đến thép thành phẩm. Và cho tới thời điểm giá thép nguyên liệu trên thế giới đã giảm nhiệt, thì giá thép tại thị trường Việt Nam hiện vẫn chưa cho thấy có tín hiệu gì điều chỉnh.

Thậm chí, giá thép vẫn ở mức cao trong xu hướng tăng giá mạnh của vật liệu xây dựng nói chung, từ thời điểm cuối tháng 10 đến nay.

Có 2 yếu tố được lý giải vì sao giá thép nói riêng và vật liệu xây dựng nói chung tại thị trường Việt Nam vẫn tăng mạnh, thậm chí tăng sốc. Thứ nhất, dù nguyên liệu thép giảm nhiệt trên thế giới và tại Trung Quốc, nhưng chuỗi cung ứng vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khâu vận chuyển. Thứ hai, nhu cầu tại thị trường Việt Nam tăng trở lại sau thời điểm ngày 1.10 khi nhiều địa phương phục hồi lại sản xuất, kinh doanh.

Yếu tố quan trọng khác nữa là đầu tư công cũng như gói hỗ trợ 800.000 tỉ đồng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh COVID-19 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất. Trong xu hướng phục hồi kinh tế của những tháng cuối năm 2021 và đặc biệt là năm 2022, nhu cầu vật liệu xây dựng trong đó có thép vẫn sẽ ở mức cao.

Một báo cáo mới đây từ VIRAC Research còn chỉ ra rằng, giá các sản phẩm vật liệu xây dựng như thép, ximăng dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm tới 2022.

Trên thực tế, giá thép xây dựng trên sàn giao dịch Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đã tăng trở lại vào sáng ngày 8.11. Diễn biến giá thép nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng trong thời gian tới được dự báo sẽ còn có những yếu tố khó lường.

Xem thêm: odl.138179-hnart-hnac-eht-iol-maig-peht-hnagn-oac-oav-uad-ueil-neyugn-aig-uihc-hnag/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gánh chịu giá nguyên liệu đầu vào cao, ngành thép giảm lợi thế cạnh tranh?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools