vĐồng tin tức tài chính 365

App xài không hết nhưng nơi này vẫn bắt khai báo y tế bằng giấy

2021-11-09 07:36
App xài không hết nhưng nơi này vẫn bắt khai báo y tế bằng giấy - Ảnh 1.

Xe xếp hàng dài ngay chốt đèo Chuối vào ngày 7-11 - Ảnh: H.T

Tất cả người trên xe phải dừng lại để khai báo y tế. Do thiếu bảng thông báo từng khu vực ứng với từng loại xe nên du khách nhốn nháo hỏi thăm. Nhân viên công vụ tại đây ít người, công việc quá tải, khách đường xa khá vất vả dưới thời tiết nóng bức trong những cái lều dã chiến.

Sau khi tìm được khu vực khai báo y tế cho ôtô cá nhân bên trong lán, chúng tôi "mướt mồ hôi" để xin tờ giấy khai thông tin điền vào nơi đi, nơi đến, số điện thoại, họ tên của cả chủ khách sạn, biển số xe... 

Có người phải gọi khách sạn trên TP Đà Lạt để hỏi họ tên, số điện thoại để ghi vào giấy. Người thì gọi hỏi tài xế xe ôtô biển số bao nhiêu, thật ồn ào! Nhiều người không chuẩn bị bút, chỉ còn cách đứng chờ người khác khai xong để mượn bút. 

Trời nóng hầm hập, nhìn cả trăm người chen chúc hỏi xin giấy, mượn bút bi, tôi chỉ mong nơi này không có virus.

Ôtô cá nhân nếu đi 5 người phải xin đủ 5 tờ giấy, khai đại diện cho cả 5 người và phải nhớ họ tên, số điện thoại, số nhà... của mỗi người. Sau đó, người đại diện này phải khai tiếp trên 5 tờ giấy khác về phương tiện đang đi. Nộp xong các tờ giấy, được nhân viên y tế đóng dấu mộc và đem trình báo với CSGT thì mới được đi tiếp.

Chưa hết, đa số người dân đến từ TP.HCM sử dụng phần mềm khai báo y tế PC-COVID-19 và đã tiêm hai mũi, nhưng chốt đèo Chuối chỉ sử dụng phần mềm... Vietnam Health Declaration. Do đó, khi đến chốt người dân mới tải phần mềm này và thực hiện khai báo, do vậy kéo dài thêm thời gian. 

Khi khai báo xong, người dân quét mã QR tại chốt và được nhân viên y tế chụp lại thì mới được cấp giấy chứng nhận đã khai báo y tế thành công để người dân qua chốt vào Lâm Đồng. Có xe ôtô đi 7 người chỉ loay hoay khai và xếp hàng cũng mất hai tiếng đồng hồ.

App xài không hết nhưng nơi này vẫn bắt khai báo y tế bằng giấy - Ảnh 2.

Khai báo y tế trên giấy tại chốt đèo Chuối (Lâm Đồng) - Ảnh: H.T

Mới đây, khi chúng tôi từ TP.HCM ra Nha Trang, CSGT chốt phía bắc TP Cam Ranh (Khánh Hòa) kiểm tra qua app VNEID hoặc PC-COVID. Họ chỉ chụp lại thông tin trên màn hình điện thoại đã khai sẵn, tuyệt nhiên không phải mất thời gian ghi giấy.

Các khách sạn, nhà nghỉ tại TP Đà Lạt đều có mẫu khai thông tin cá nhân, cam kết thực hiện quy định tại địa phương; mỗi du khách phải khai báo, ký tên và nộp lại cho từng phường. Cách làm này dẫu gì cũng đã quá kỹ lưỡng. Tôi nghĩ cách làm ở đèo Chuối lại gây quá nhiều bất tiện. 

Thông thường người dân chỉ cần sử dụng app PC-COVID-19 khai sẵn ở nhà, chụp lại màn hình; khi đến chốt, nhân viên công vụ chỉ cần quét và truyền qua máy tính là xong. Trên đó có đầy đủ mọi loại thông tin cần thiết để quản lý. Việc khai báo trên giấy vừa mất thời gian, lỗi thời, lại dễ lây dịch mà còn gây rất nhiều khó nhọc cho du khách.

Mới đây, các hãng hàng không trong nước cũng đã bỏ ngay việc khai trên giấy. Trên thế giới, các nước phát triển đã quản lý bằng công nghệ (chụp lại màn hình khai báo). Những việc quá rườm rà, không phù hợp, cần bỏ ngay. Trên app PC-COVID-19 có đầy đủ thông tin cá nhân, giúp ích cho việc truy vết (nếu có), phải ghi bản giấy để làm gì?! Càng không hợp lý trong điều kiện kích cầu du lịch nội địa.

Theo tôi, bản khai giấy chỉ cần khi hành khách không có điện thoại thông minh. Có thể chọn cách quản lý bằng công nghệ, vì sao phải mất thời gian khai báo bằng giấy?

Từ 31-10, khách đi xe lửa chỉ khai báo y tế điện tử, không phải viết phiếuTừ 31-10, khách đi xe lửa chỉ khai báo y tế điện tử, không phải viết phiếu

TTO - Bộ Giao thông vận tải cho biết kể từ ngày 31-10, hành khách đi tàu sẽ khai báo y tế điện tử trên ứng dụng PC-COVID, không còn phải khai báo trên phiếu thông tin như trước đây.

Xem thêm: mth.52271103280111202-yaig-gnab-et-y-oab-iahk-tab-nav-yan-ion-gnuhn-teh-gnohk-iax-ppa/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: app

“App xài không hết nhưng nơi này vẫn bắt khai báo y tế bằng giấy”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools