vĐồng tin tức tài chính 365

Người Việt dần xa Biển hồ Tonle Sap - Kỳ cuối: Những bàn tay chìa ra với đồng bào ở Biển Hồ

2021-11-10 09:58
Người Việt dần xa Biển hồ Tonle Sap - Kỳ cuối: Những bàn tay chìa ra với đồng bào ở Biển Hồ - Ảnh 1.

Nhiều người Việt đang dần rời Biển Hồ để đi tìm tương lai mới trên bờ - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Đó không chỉ là giúp đỡ bà con gốc Việt, mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ đất nước Campuchia trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Ông Trần Bảo Sơn (tổng giám đốc Công ty Thagrico)


Những dè dặt ban đầu

Tham tán Võ Tuấn Ngọc, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, kể sau chuyến "mục sở thị" của nhóm người gốc Việt ở Biển Hồ tại nông trại của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở Campuchia, ông gọi điện hỏi ông Lê Hoàng (chủ tịch Hội Khmer - Việt Nam ở tỉnh Pur Sat) và nghe trả lời:

"Bà con dè dặt hỏi vì sao lại tốt với mình như thế. Những người đi trước không trả lời được. Vậy là nhiều người đã từ chối, không rời Biển Hồ nữa. Họ đã không có niềm tin khi phải sống xa Biển Hồ".

Tuy nhiên, khoảng hai tuần sau, ông Lê Hoàng đã gọi báo cho tham tán Ngọc rằng đã có năm gia đình đổi ý, muốn rời Biển Hồ để đến với các nông trại của doanh nghiệp Việt Nam, tìm tương lai mới. Vài hôm sau, ông Lê Hoàng lại báo có bảy gia đình tiếp tục đến gặp ông để đăng ký ra đi...

"Để người gốc Việt rời khỏi cuộc sống cô lập ở Biển Hồ cũng khó như bắt người ta từ bỏ ngôi nhà của mình - ông Lê Hoàng tâm sự - Nhưng, họ phải buộc ra đi để có một tương lai khác. Còn ở lại thì tương lai u ám, khó khăn ngay trước mắt vì cá tôm đã cạn kiệt...".

Tham tán Võ Tuấn Ngọc kể thêm thậm chí có người gắn bó lâu năm với cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia còn lắc đầu: "Ba bữa là họ lại bỏ về hết thôi". Và thực tế chuyện này từng xảy ra.

Nửa tháng sau, người từ nông trại của doanh nghiệp Việt Nam, nơi nhận nhóm đồng bào gốc Việt đến làm việc và sinh sống, gọi điện phản ảnh: "Một nửa những người mới lên đã xin nghỉ việc, về lại Biển Hồ. Lo nhóm còn lại sẽ bỏ đi nữa".

Thế là nhóm cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia tức tốc từ Phnom Penh đến Kampong Thom. Họ hỏi chuyện thì nghe bà con tình thật: "Ở đây cuộc sống vẫn tốt. Nhưng chúng tôi muốn về Biển Hồ đánh cá". Nhóm khác thì lại muốn tìm sang Việt Nam...

Hỏi thêm những người ở lại thì họ tình thật rằng họ quen lối sống ở Biển Hồ là tự do làm nhiêu ăn nhiêu, thậm chí là ăn trước, làm sau. Bà con không quen cuộc sống có tổ chức, làm việc theo quy trình, có kế hoạch ở nông trại.

"Cùng đi làm việc có người Việt ở Biển Hồ và người Khmer. Nhưng người Khmer thì họ thích nghi tốt - chủ tịch Hội Khmer - Việt tỉnh Pur Sat nhận xét - Nếu không thay đổi thì 400 - 500 đôla hay 4.000 - 5.000 đôla cũng vậy thôi. Muốn thay đổi hoàn cảnh thì phải thay đổi lối sống".

Người Việt dần xa Biển hồ Tonle Sap - Kỳ cuối: Những bàn tay chìa ra với đồng bào ở Biển Hồ - Ảnh 3.

Người gốc Việt ở Biển Hồ đang làm việc tại nông trại trồng chuối do doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư ở Campuchia - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Doanh nghiệp Việt giúp đỡ

Đầu năm 2020, điện thoại của Đại sứ Vũ Quang Minh reo, bên kia đầu dây là lãnh đạo một doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại Campuchia, bày tỏ mong muốn bà con gốc Việt về sống và làm việc ở nông trại tại các tỉnh Kratie và Rattanakiri.

Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã đến tỉnh Kampong Chhnang vận động người gốc Việt sống trên Biển Hồ đang gặp khó khăn đến với nông trại làm việc.

Ông Ngọc cho biết nhiều doanh nghiệp lớn từ Việt Nam sang đầu tư ở Campuchia đang cần hàng chục ngàn lao động để đáp ứng nhu cầu mở rộng. Có dự án làm xong phải để cỏ dại mọc vì thiếu người làm.

Thời điểm đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Campuchia. Hàng trăm ngàn lao động của Campuchia đang làm việc tại Thái Lan đã phải về nước lánh dịch. Họ rơi vào khó khăn, thất nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đón lao động Campuchia vào làm việc.

"Đó không chỉ là giúp đỡ bà con gốc Việt, mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ đất nước Campuchia trong giai đoạn khó khăn hiện nay" - ông Trần Bảo Sơn, tổng giám đốc Công ty Thagrico (doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở Campuchia), chia sẻ.

Lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia cũng xác định đã đến lúc cần nâng cấp mô hình đặc biệt có ý nghĩa này thành một chương trình dài hạn.

Xem đây là cơ hội rời Biển Hồ của người gốc Việt, nhưng chương trình không phân biệt lao động là người gốc Việt hay người Khmer. Các cơ chế phối hợp, các kênh tiếp xúc với bộ, ngành, chính quyền ở Campuchia về chương trình này đã được các bên ngồi lại.

Chi nhánh Hội Khmer - Việt Nam của 10 tỉnh thành ở Campuchia làm đầu mối đăng ký cho người gốc Việt muốn đến các nông trại của những doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia.

Ông Ngọc cho biết bước đầu, những hộ dân gốc Việt đến nơi ở và làm việc mới đã ổn định cuộc sống. "Dịch bệnh đã ảnh hưởng nhiều đến các chương trình. Tuy nhiên, những bà con gốc Việt ở Biển Hồ đến nơi ở và làm việc đã có cuộc sống tốt hơn, thoát cảnh khó khăn, lạc hậu ở Biển Hồ", ông Lê Hoàng nói.

Trong tháng 8 - 2021, lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia và Phòng Cộng đồng tại Campuchia đã liên tiếp có một số cuộc làm việc chuyên về thúc đẩy, mở rộng triển khai chương trình này với lãnh đạo tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đầu tư tại Campuchia.

Đồng thời, họ cũng làm việc cùng lãnh đạo Công ty Thagrico với mục tiêu triển khai chương trình rộng hơn, hiệu quả hơn và thiết thực hơn nữa.

"Nếu lấy mốc tháng 7 năm ngoái, ngày chuyến xe đầu tiên đưa các hộ gia đình khởi hành từ Biển Hồ lên nhận việc tại Khu liên hợp nông nghiệp Snoul, tỉnh Kratie của Công ty Thagrico làm ngày khởi đầu, thì sau chưa đầy một năm nhìn lại kết quả ban đầu của chương trình thật ấn tượng: hơn 1.300 người đã ổn định cuộc sống mới.

Trong đó, khoảng 1/3 bà con đến từ các tỉnh giáp Biển Hồ, đã được các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia đầu tư tiếp nhận và bố trí việc làm tại các dự án đầu tư. Khoảng 1.000 lao động khác cũng đã đăng ký và đang chuẩn bị lên đường đi các dự án sau khi hoàn thành các thủ tục" - tham tán Ngọc cho biết.

Không chỉ các tỉnh giáp Biển Hồ như Kampong Chhnang, Pursat, Battambang và Siem Reap có đông bà con tham gia, mà một số địa phương khác như Kandal, Phnom Penh, Kampong Cham... cũng ngày càng nhiều người gốc Việt và Khmer, có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục tham gia chương trình.

Trong đó, riêng tỉnh Kandal tuy mới triển khai vận động nhưng đã đưa được gần 100 lao động lên nhận việc trong hai tháng gần đây.

Ngoài việc quan tâm tạo điều kiện chỗ ở và sinh hoạt cho các lao động và người thân, các doanh nghiệp tiếp nhận lao động đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ tiếp cận dịch vụ xã hội, đời sống tinh thần của bà con.

Trong đó, chỉ riêng tại Khu liên hợp nông nghiệp Snoul, tỉnh Kratie, Công ty Thagrico đã phối hợp với Sở Giáo dục thanh niên và thể thao tỉnh Kratie mở sáu lớp học cho hơn 300 con em người gốc Việt làm việc tại đây.

Sắp tới, một số mô hình tiện ích mới nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, tiếp cận hàng hóa thiết yếu sẽ được các doanh nghiệp Việt Nam triển khai trong các dự án đầu tư sẽ làm cho cuộc sống của người lao động và thân nhân được cải thiện và tốt hơn nữa.

Trong khi nhiều năm, cộng đồng người gốc Việt sinh sống trên Biển Hồ co cụm trong khó khăn, thất học, mịt mờ tương lai thì câu chuyện "chuyển đổi nghề nghiệp", thực chất là thay đổi nơi ở, lối sống, cách làm việc để hòa nhập vào xã hội bản địa đã mở cánh cửa cho nhiều người bước sang trang đời mới.

Chắc chắn hành trình phía trước của bà con sẽ còn nhiều khó khăn nhưng đã thấy nhiều tín hiệu hy vọng. Tôm cá Biển Hồ ngày càng cạn kiệt và chính quyền sở tại Campuchia cũng ra lệnh giải tỏa các xóm nổi. Người Việt ở Biển Hồ phải có đổi thay hôm nay, để có thay đổi cho ngày mới...

Và điều bà con cần nhất là được sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả, căn cơ lâu dài cho tương lai bền vững.

Người Việt dần xa Biển hồ Tonle Sap - Kỳ 3: Những chuyến xe đến tương laiNgười Việt dần xa Biển hồ Tonle Sap - Kỳ 3: Những chuyến xe đến tương lai

TTO - Hơn 2 năm qua, tham tán Võ Tuấn Ngọc (trưởng phòng công tác cộng đồng - Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia) không nhớ hết bao nhiêu lần mình đã lặn lội đến với những vùng xa xôi, hẻo lánh nhất của Biển Hồ.

Xem thêm: mth.22893611290111202-oh-neib-o-oab-gnod-iov-ar-aihc-yat-nab-gnuhn-iouc-yk-pas-elnot-oh-neib-ax-nad-teiv-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người Việt dần xa Biển hồ Tonle Sap - Kỳ cuối: Những bàn tay chìa ra với đồng bào ở Biển Hồ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools