vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ cũng điên đầu vì mua tàu Trung Quốc: Chậm tiến độ, tàu vừa chạy 2 năm đã "đắp chiếu"

2021-11-11 16:30

Vào năm 2018, trong buổi lễ bàn giao hai đoàn tàu đầu tiên được hoàn thành tại nhà máy ở Springfield do công ty Trung Quốc điều hành cho Cơ quan Giao thông vận tải Massachusetts Bay (MBTA), Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York Huang Ping phát biểu trước đông đảo quan khách - bao gồm cả Thống đốc bang Massachusetts Charlie Baker - rằng: "Mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ mang lại lợi ích cho cuộc sống của tất cả mọi người".

Mỹ cũng điên đầu vì mua tàu Trung Quốc: Chậm tiến độ, tàu vừa chạy 2 năm đã đắp chiếu - Ảnh 1.

Thống đốc Tiểu bang Massachusetts Charlie Baker (phải) thăm một toa tàu điện do CRRC sản xuất tại nhà máy của công ty ở Springfield. Huang Ping - Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York ở hàng bên phải, thứ ba từ phía trước.

Tàu mới chạy 2 năm đã trục trặc

Tờ Boston Globe đưa tin vào tháng 5/2021 cho hay, đến nay, lợi ích đang nghiêng về Trung Quốc. Công ty sản xuất đường sắt CRRC thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc có hợp đồng trị giá gần 1 tỷ USD với MBTA để chế tạo 404 toa tàu để thay thế toàn bộ đoàn tàu tuyến Red và Orange đã cũ.

Lợi ích tại địa phương có vẻ rất tốt: xây dựng một nhà máy sản xuất tàu điện trị giá 95 triệu USD được bảo lãnh bởi CRRC MA - một công ty con của CRRC - và những cơ hội việc làm đi kèm với nó. Nhưng dự án bị chậm tiến độ. Chỉ một phần nhỏ trong số 404 toa tàu được sản xuất và các vấn đề kỹ thuật đã buộc chúng phải ngừng hoạt động.

Báo cáo của Boston Globe tháng 10/2020 nói rằng hai đoàn tàu đã phải ngừng vận hành nhằm xác định tình trạng tiếng ồn cọ xát lớn ở gần các toa tàu. Ngoài ra, vấn đề xảy ra với lô phụ tùng thay thế đầu tiên cũng khiến việc sửa chữa bị chậm trễ và làm các quan chức MBTA giận dữ.

Trước đó vào đầu tháng 10/2020, MBTA cũng thông báo rằng lộ trình bàn giao hơn 400 toa tàu cho hai tuyến đường sắt sẽ bị chậm 1 năm so với thời hạn ban đầu, dự kiến vào cuối năm 2024.

Điều tra của tờ Globe nêu ra một loạt lý do cho sự chậm trễ đáng kể của dự án, từ việc thiếu nguồn cung cấp và các bộ phận được gửi đến sai địa điểm làm việc, cho đến sự chậm trễ trong quá trình lắp đặt và thử nghiệm xe, hay những chiếc toa xe chưa hoàn thành bị đình trệ trên dây chuyền lắp ráp.

Khi hợp đồng được trao vào năm 2014 dưới thời của cựu Thống đốc bang Deval Patrick, bang Massachusetts đã phải từ bỏ tài trợ của chính phủ liên bang Mỹ để được quyền xây dựng nhà máy sản xuất tàu điện ngay tại Massachusetts.

Ông Patrick mới đây đã trả lời phỏng vấn trên một chương trình phát thanh của Bloomberg, cho rằng việc động thổ ở Springfield "là một sự kiện thực sự lớn". Nhưng ngay cả Patrick bây giờ cũng không chắc chắn về việc liệu một hợp đồng lớn có phải là một thỏa thuận tốt hay không.

Ông nói với người dẫn chương trình phát thanh rằng, cam kết về việc làm tại địa phương "không có nghĩa là người dân Massachusetts phải chấp nhận một việc làm kém chất lượng". Patrick còn cho biết, ông rất thất vọng với các báo cáo gần đây về các vấn đề máy móc.

Nhiều vấn đề kỹ thuật

Ở Massachusetts, các kỹ sư của MBTA hiện đang phải vật lộn với trục trặc về bàn trượt, được mô tả là "một mảnh chất liệu tổng hợp mỏng, có cấu tạo giống nhựa resin, dài khoảng 30cm, rộng khoảng 12,7cm, được đặt vào giữa bộ phận máy của gầm toa tàu điện. Nó có tác dụng đỡ phần bánh xe và xà nhún, cũng như kết nối phần toa tàu và gầm toa".

Vấn đề được phát hiện sau khi một chuyến tàu Orange trật bánh vào tháng 3/2020. Phát ngôn viên của CRRC MA nói rằng, công ty tin rằng các "yếu tố khác" đã góp phần tạo ra sự cố.

Mỹ cũng điên đầu vì mua tàu Trung Quốc: Chậm tiến độ, tàu vừa chạy 2 năm đã đắp chiếu - Ảnh 2.

Các quan chức MBTA kiểm tra vụ trật bánh ngày 16/3/2020 của một trong những chuyến tàu Orange mới ngay bên ngoài nhà ga Wellington (Massachusetts).

Công ty còn có một sự ủng hộ lớn khác đến từ Chủ tịch Uỷ ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện Mỹ Richard Neal. Năm 2019, ông Neal đã đạt được chỉ số tín nhiệm cao khi có tiếng nói với Dự luật chi tiêu của Lầu Năm góc nhằm ngăn chính quyền Donald Trump và một số đảng viên đảng Dân chủ thực hiện ý định đóng cửa CRRC MA.

Bởi vì công ty này thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc, một số ý kiến chỉ trích cho rằng các thiết bị theo dõi hoặc nghe trộm có thể được lắp đặt trên tàu, kéo theo rủi ro tạo ra những "chuyến tàu gián điệp". Một ý kiến ​​phản đối khác cho rằng, một khi Trung Quốc bắt đầu cung cấp các đoàn tàu cho Mỹ, họ sẽ có quyền truy cập vào dữ liệu cơ sở hạ tầng của Mỹ.

Trung Quốc hưởng lợi lớn

Tạm gác lại việc những "chuyến tàu gián điệp" chạy trên đường ray của nước Mỹ, mối quan tâm lớn hơn là liệu CRRC có thể cung cấp những đoàn tàu mới an toàn và đáng tin cậy hay không - trước khi những đoàn tàu cũ hỏng.

Công ty CRRC đặt giá thầu thấp hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh và trong khi đã cung cấp tàu điện cho rất nhiều nơi trên thế giới, nhưng đây mới là lần đầu tiên họ tiến vào Bắc Mỹ.

Tranh cãi cũng nổ ra xung quanh việc cựu Thống đốc Deval Patrick từng gặp gỡ các quan chức của CRRC trong một phái đoàn thương mại đến Trung Quốc trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Mỹ cũng điên đầu vì mua tàu Trung Quốc: Chậm tiến độ, tàu vừa chạy 2 năm đã đắp chiếu - Ảnh 3.

Thị trưởng Springfield Domenic J. Sarno (hàng đầu tiên, thứ ba từ trái sang), Thống đốc Massachusetts Charlie Baker (giữa, đeo cà vạt xanh), Bộ trưởng Giao thông Vận tải Massachusetts Stephanie Pollack (hàng đầu tiên, thứ tư từ phải) và Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York Huang Ping (thứ hai từ phải) chụp ảnh chung với các công nhân tại nhà máy của CRRC ở Springfield, Massachusetts.

Nhưng viễn cảnh tạo ra cơ hội việc làm, đặc biệt là ở phía tây Massachusetts, đã thúc đẩy thỏa thuận.

CRRC MA gần đây cho biết họ có 320 nhân viên trong Tiểu bang, trong đó có 258 nhân viên ở Springfield. Cơ ngơi rộng 18.600m2 trên Đại lộ Page trước đây vốn là địa điểm cũ của nhà máy sản xuất Westinghouse.

"Nhà máy CRRC đã làm dấy lên hy vọng về một sự phục hồi sản xuất. Và đối với nhiều người trong khu vực của chúng ta, Springfield đã trở lại với tư cách là một đầu tàu công nghiệp như đã từng có trong quá khứ", Thượng nghị sĩ Eric Lesser của thành phố Longmeadow, nơi có quận đặt nhà máy Springfield, cho biết. Nhưng nếu những hy vọng tiêu tan? "Nhiều người trong chúng ta sẽ cảm thấy rằng, lại một lần nữa, những lời hứa với Springfield sẽ không được thực hiện", Lesser nói.

Cuối cùng, tất cả đều có thể được lợi. Nhưng hiện tại, công ty Trung Quốc đã có được những gì họ muốn - một cơ ngơi về đầu tư cơ sở hạ tầng đang hoạt động ở Bắc Mỹ - trong khi Massachusetts có những toa tàu mới, nhưng hiện tại vẫn chưa thể sử dụng.

Xem thêm: nhc.7711153111111202-ueihc-pad-ad-man-2-yahc-auv-uat-od-neit-mahc-couq-gnurt-uat-aum-iv-uad-neid-gnuc-ym/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ cũng điên đầu vì mua tàu Trung Quốc: Chậm tiến độ, tàu vừa chạy 2 năm đã "đắp chiếu"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools