Hình ảnh Mặt trăng thứ hai đang quay quanh Trái đất - Ảnh: ĐẠI HỌC ARIZONA
Kamo’oalewa còn được các nhà thiên văn học coi như Mặt trăng thứ hai quay quanh Trái đất. Thậm chí, họ còn chơi chữ gọi là "bán nguyệt".
Kamo'oalewa được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 2016 bằng kính thiên văn Pan-STARRS ở quần đảo Hawaii (bang cực Tây nước Mỹ). Tên Kamo'oalewa bắt nguồn từ một câu ca dao về sự sáng tạo của người Hawaii, ám chỉ một đứa con tự mình du hành khám phá - như chính "cuộc đời" của mảnh trăng này, theo Đài CNN.
Một "bí ẩn cứng đầu"
Kamo'oalewa có đường kính 58m. Trong quỹ đạo, nó cách Trái đất 14,5 triệu km. Đồng thời, Kamo'oalewa quay quanh Trái đất theo một quỹ đạo lặp đi lặp lại. Đường bay kỳ lạ của nó là do lực hấp dẫn cạnh tranh của Trái đất và Mặt trời.
Theo tuần báo Times, các nhà khoa học chỉ có thể quan sát Kamo'oalewa trong vài tuần vào tháng 4 hằng năm. Ánh sáng của Kamo'oalewa rất mờ, không thể quan sát bằng mắt thường trên bầu trời đêm.
Dù thế nào đi nữa, Kamo’oalewa cũng đã thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học, vì cấu tạo của nó là một "bí ẩn cứng đầu" trong nhiều năm.
Các tiểu hành tinh có xu hướng phản xạ rực rỡ ở một số tần số hồng ngoại nhất định, nhưng Kamo’oalewa thì không. Bằng cách nào đó, nó mờ hơn, cho thấy cấu tạo và nguồn gốc nó khác các tiểu hành tinh khác.
Để điều tra bí ẩn, tiến sĩ Ben Sharkey ở Đại học Arizona, sử dụng kính thiên văn lớn trên núi Graham ở miền Nam bang Arizona để quan sát. Ông xác định rằng quang phổ của Kamo'oalewa, hay còn gọi là mẫu ánh sáng phản chiếu, khớp với các khoáng chất trên bề mặt Mặt trăng và đá Mặt trăng được thu thập trong các sứ mệnh Apollo của NASA.
Cuối cùng chúng ta có thể biết Kamo'oalewa được hình thành như thế nào. Nó từng là một phần của Mặt trăng và bị vỡ ra để tạo thành một Mặt trăng thứ hai quay quanh Trái đất.
Làm thế nào Kamo’oalewa tách ra khỏi Mặt trăng?
Mặt trăng đã bị các tảng đá không gian bắn phá trong hàng tỉ năm, dẫn đến việc các mảnh vỡ Mặt trăng bị đẩy ra ngoài không gian theo mọi cách (gần 500 mảnh trong số đó đã rơi xuống bề mặt Trái đất dưới dạng thiên thạch).
Kamo’oalewa là một trong những mảnh trăng hình xoắn ốc rời khỏi Mặt trăng. Thay vì hạ cánh xuống Trái đất hoặc đơn giản là rơi vào khoảng không, nó quay quanh Trái đất giống như Mặt trăng.
Tuy nhiên, Kamo’oalewa sẽ không đồng hành cùng Trái đất lâu như Mặt trăng, vì quỹ đạo hiện tại của nó không hoàn toàn ổn định.
Theo ước tính của tiến sĩ Sharkey và những nhà thiên văn khác, Kamo’oalewa sẽ chỉ còn là bạn đồng hành cùng Trái đất trong khoảng 300 năm nữa. Sau đó nó sẽ thoát ra khỏi lực hấp dẫn hiện tại để quăng mình vào khoảng không gian vô tận.
TTO - Người dân trên khắp thế giới đã được tận hưởng 2 hiện tượng thiên văn xảy ra cùng lúc tối 26-5 là hiện tượng siêu trăng và hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Giới khoa học gọi hiện tượng kép này là "buổi trình diễn 10 năm có một".
Xem thêm: mth.4330231221111202-man-003-meht-tad-iart-gnuc-id-neih-taux-iah-uht-gnart-tam/nv.ertiout