PGS.TS.BS Lê Đình Thanh - giám đốc Bệnh viện Thống Nhất - phát biểu tại hội nghị khoa học ngày 13-11 - Ảnh: THU HIẾN
Ngày 13-11, Bệnh viện Thống Nhất tổ chức hội nghị khoa học trực tuyến Tim mạch - lão khoa quốc tế (ICCG) lần thứ V-2021.
PGS.TS.BS Lê Đình Thanh - giám đốc Bệnh viện Thống Nhất kiêm giám đốc Bệnh viện Dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình - đã có báo cáo nghiên cứu trên 727 bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại Bệnh viện Dã chiến đa tầng quận Tân Bình.
Trong tổng số 727 bệnh nhân được khảo sát tính đến ngày 30-9, tỉ lệ phục hồi có 569 bệnh nhân, 135 bệnh nhân tử vong chiếm gần 18,6%, đây là tỉ lệ không nhỏ nhưng thấp hơn so với nhiều nghiên cứu khác.
Theo nghiên cứu này, độ tuổi người mắc COVID-19 sẽ trải dài từ 1-102 tuổi, tuổi từ 30-60 chiếm 45,4%, dưới 30 chiếm dưới 16,5%; giới tính không có sự khác biệt, bệnh nhân đa số cư trú tại TP.HCM và trải dài nhiều quận của TP.
Cũng theo nghiên cứu, có tới 300/700 bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp như ECMO, HFNC, lọc máu…, có 57% có các bệnh lý đi kèm, còn lại là bệnh nhân không mắc bệnh. Trong đó có 24% bệnh nhân mắc 1 loại bệnh, 9% mắc 2 bệnh… Đây là con số đáng báo động khiến tỉ lệ tử vong cao hơn.
Trong đó nổi bật là các nhóm bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, trào ngược dạ dày, suy hô hấp, suy giảm chức năng… có mối quan hệ chặt chẽ với nhau làm tăng tỉ lệ tử vong.
Bác sĩ Thanh cho biết, với những người bệnh nặng vào ngày thứ 10 tỉ lệ sống sót 50%, đến ngày thứ 20-24 tỉ lệ tử vong lên đến gần 70%. Người mắc bệnh nhẹ và trung bình sự hồi phục bắt đầu từ ngày thứ 7, đến ngày 20 có đến 80% bệnh có thể tự phục hồi.
Về chi phí điều trị cho bệnh nhân COVID-19, trong 727 bệnh nhân số tiền điều trị là 12 tỉ 891 triệu đồng. Như vậy trung bình chi phí để điều trị cho một bệnh nhân nhẹ đến hồi sức là gần 18 triệu đồng, cao nhất là tiền thuốc, giường, xét nghiệm…
"Tầng điều trị càng cao chi phí càng lớn, tuổi càng cao chi phí càng lớn, bệnh nền càng nhiều thì tiền điều trị càng cao, do vậy điều trị dự phòng rất quan trọng góp phần giảm gánh nặng chi phí" - bác sĩ Thanh nói.
PGS.TS.BS Hồ Thượng Dũng - phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất - cho biết vấn đề COVID-19 kéo dài và hậu COVID-19 trong đó vấn đề tim mạch chiếm tỉ lệ cao. Giai đoạn hậu COVID-19 người bệnh có thể gặp biến chứng viêm cơ tim cấp tính và mạn tính với các mức độ nặng khác nhau. Biểu hiện lâm sàng của viêm cơ tim hậu COVID-19 là loạn nhịp đơn độc và rối loạn chức năng suy tim.
Virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào thông qua thụ thể ACE2 - có rất nhiều trong hệ thống tim và mạch máu, nên bệnh COVID-19 tác động mạnh mẽ lên hệ tuần hoàn. Bệnh nhân tim mạch sẽ dễ gặp COVID-19 nặng và ngược lại, tỉ lệ gặp biến chứng tim mạch ở bệnh nhân COVID-19 cũng cao, nhất là các ca nặng.
Nhiều trường hợp COVID-19 kéo dài khiến nhiều bệnh nhân không thể trở lại làm việc và các hoạt động gắng sức như bình thường. Do đó việc kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 đóng vai trò rất quan trọng.
TTO - Từ các kho hàng ở Mỹ đến nhà máy giết mổ ở Anh, từ các nhà máy ở Đức đến các công ty bán lẻ ở Nhật đều đang 'khát' lao động để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang ở giai đoạn hồi phục.
Xem thêm: mth.19964445131111202-oac-el-it-hcam-mit-ed-nav-oc-iougn-os-91-divoc-uah/nv.ertiout